Vietnamese English
Điểm tin môi trường trong tuần

10/22/2017 12:58:00 PM

Các đợt rét đậm, rét hại sẽ xuất hiện vào đầu năm 2018; Khoảng 250.000 ca tử vong mỗi năm do ảnh hưởng biến đổi khí hậu; Hệ thống mạng giám sát môi trường nông nghiệp đoạt giải nhất cuộc thi IoT; Máy hút CO2 đầu tiên trên thế giới; Máy hút CO2 đầu tiên trên thế giới; ... là trong số những thông tin sự kiện môi trường đáng chú ý trong tuần.

 

 

Các đợt rét đậm, rét hại sẽ xuất hiện vào đầu năm 2018

Nhận định về diễn biến 
thời tiết trong mùa Đông-Xuân 2017-2018, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương cho biết nhiệt độ trung bình trên toàn quốc từ tháng 11/2017 đến tháng 4/2018 phổ biến ở mức xấp xỉ trung bình nhiều năm, riêng tháng 12/2017 ở khu vực Bắc Bộ cao hơn từ 0,5-1 độ C. Rét có xu hướng xuất hiện muộn hơn so với trung bình nhiều năm, các đợt rét đậm, rét hại có khả năng tập trung trong tháng 1 và tháng 2/2018, mỗi đợt sẽ kéo dài từ 7-10 ngày – theo TTXVN.


Lượng mưa tháng 11 và tháng 12/2017 tại hầu hết các khu vực thuộc Bắc Bộ thấp hơn trung bình nhiều năm từ 15-30%, từ tháng 1 đến 4/2018 phổ biến ở mức trung bình nhiều năm. Dự báo từ nửa cuối tháng 10 đến hết năm 2017 còn khoảng 4 cơn bão và áp thấp nhiệt đới hoạt động trên Biển Đông, chủ yếu tập trung ở khu vực giữa và Nam Biển Đông. Trong số đó có 2 cơn bão và áp thấp nhiệt đới có khả năng ảnh hưởng tới đất liền nước ta và tập trung ở khu vực Trung Bộ, Nam Bộ.

Chặt hạ, di dời 1.289 cây xanh trên đường Phạm Văn Đồng

Từ ngày 17/10, đơn vị chức năng của Hà Nội sẽ tiến hành chặt hạ, di dời gần 1.300 
cây xanh nằm hai bên đường Phạm Văn Đồng từ chân cầu Mai Dịch đến cầu Thăng Long. Theo kế hoạch, đợt đầu tiên, đơn vị sẽ tiến hành chặt hạ, di chuyển 14 cây với thời gian dự kiến từ 2 tuần tới 1 tháng. Ban quản lý đầu tư xây dựng công trình giao thông Hà Nội cho biết, trong số hơn 1.300 cây xanh trong diện di chuyển, chặt hạ, cắt tỉa ở đường Phạm Văn Đồng có 986 cây xà cừ đường kính từ 0,4 m đến 1,2 m; 38 cây sấu; 65 cây hoa sữa; 11 cây phượng…

Đơn vị thi công sẽ di chuyển 158 cây, giữ lại để cắt tỉa 142 cây và chặt hạ hơn 1.000 cây. Thành phố Hà Nội yêu cầu trước 30/9 sẽ hoàn thành việc di chuyển, chặt hạ hơn 1.300 cây. Tuy nhiên, hiện nay chủ đầu tư vẫn chưa thể di chuyển, chặt hạ được vì phải hoàn thành các thủ tục. Nhiều nhà khoa học cũng cho rằng, việc mở rộng đường Phạm Văn Đồng là cần thiết, nhưng cần tính tới yếu tố phát triển
 hài hòa với môi trường, bảo tồn được hệ thống cây xanh vốn có.

Khoảng 250.000 ca tử vong mỗi năm do ảnh hưởng biến đổi khí hậu

Từ năm 2030-2050 
biến đổi khí hậu sẽ gây thêm 250.000 ca tử vong mỗi năm do suy dinh dưỡng, sốt rét, tiêu chảy và sốc nhiệt. Đây là cảnh báo của phó giáo sư, tiến sỹ Trần Thị Giáng Hương, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế - Bộ Y tế tại cuộc họp nhóm đối tác y tế tuyến tỉnh với chủ đề Tác động của biến đổi khí hậu tới sức khỏe tại Việt Nam do Bộ Y tế tổ chức, diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh ngày 19/10.

VnExpress dẫn lời Phó giáo sư-tiến sỹ Trần Thị Giáng Hương cho biết điều kiện khí hậu khắc nghiệt sẽ tác động lớn đến chăm sóc 
sức khỏe, tăng các bệnh truyền nhiễm và không lây nhiễm. Trong đó, nắng nóng cực đoan sẽ góp phần gia tăng tình trạng tử vong do bệnh tim mạch và hô hấp, đặc biệt là ở người cao tuổi. Ngoài ra, lượng mưa tăng và ngập lụt cũng ảnh hưởng đến nguồn nước ngọt khiến tăng các bệnh tiêu chảy, các bệnh do nước gây ra và các bệnh do virus.
 
Phát hiện 252 loài chim quý hiếm ở KBT thiên nhiên Xuân Liên

Dự án khoa học “Điều tra, bảo tồn các 
loài chim quý, hiếm, nguy cấp tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên (giai đoạn 2016-2018), huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa” đang được triển khai nhằm xác định số lượng, sinh cảnh sống hướng tới bảo tồn nguyên trạng các loài chim. Đến thời điểm này, đã phát hiện 252 loài him quý hiếm thuộc 55 họ, 17 bộ.
 
Theo Báo Tài nguyên & Môi trường, họ Khước có nhiều nhất với 29 loài; họ Dớp Ruồi có 15 loài. Có 5 loài chim quý hiếm, nguy cấp đã có tên trong sách đỏ Việt Nam như gà lôi trắng (Lophura nycthemera); gà tiền mặt vàng (Polyplectron bicalcaratum); hồng hoàng (Buceros bicornis); niệc nâu (anorrhinus tickelli); khướu mỏ dài (jabouilleia danjoui)…

Hệ thống mạng giám sát môi trường nông nghiệp đoạt giải nhất cuộc thi IoT

Vòng chung kết và lễ trao giải Cuộc thi được Vườn ươm doanh nghiệp Công nghệ cao TPHCM tổ chức ngày 14/10 tại TPHCM. Vượt qua 10 ý tưởng lọt vào vòng chung kết, dự án Hệ thống mạng giám sát môi trường nông nghiệp AEVISOR đã giành giải nhất trị giá 50 triệu đồng tại Cuộc thi IoT Startup 2017. Dự án AEVISOR do ông Đỗ Trần Anh và cộng sự của Công ty TNHH Farmtech Việt Nam (Nha Trang, Khánh Hòa) xây dựng ứng dụng công nghệ thông tin về hệ sinh thái nông nghiệp. Bao gồm: chia sẻ thông tin nông nghiệp; xác thực nguồn tin và tính chính xác; kết nối giao tiếp giữa nông dân và chuyên gia; kết nối các thiết bị IoT của từng trang trại vào ứng dụng; chia sẻ thông tin môi trường nuôi trồng cho chuyên gia dùng trong việc tư vấn và giúp người dân tăng năng suất, giảm thiệt hại.

Giải pháp AEVISOR khai phá toàn bộ dữ liệu về môi trường được gửi về các thiết bị thu thập thông tin do người Việt làm chủ công nghệ đồng thời, kết hợp thông tin từ các chuyên gia tư vấn cho người nông dân. Từ đó, đưa ra các quy trình nuôi trồng tốt nhất và có tính giám sát theo thời gian thực. Nhờ giải pháp này có thể giúp cải thiện bền vững môi trường nuôi trồng dựa trên mạng giám sát môi trường nông ngư nghiệp, để giải quyết thực trạng: nguồn nước bị ô nhiễm, dư lượng thuốc, không quản lý tốt thức ăn thừa, thực hiện sai quy trình nuôi trồng.

Máy hút CO2 đầu tiên trên thế giới

Iceland vừa bắt đầu vận hành một nhà máy hút thải (thay vì xả thải như thông thường), biến CO2 thành đá bằng cách sử dụng.  Máy móc ở đây làm việc giống như một 
cây xanh (nhưng ở tốc độ cao), hút CO2 từ không khí và bơm vào đất. CO2 khoáng hoá nhanh chóng trong các buồng đá bazan nên sẽ làm giảm nguy cơ rò rỉ trở lại vào bầu khí quyển – theo Người Đồng Hành.

Các kỹ sư đã theo đuổi công nghệ "thu giữ carbon" trong nhiều năm nhưng vẫn chưa tìm ra một phương pháp tiết kiệm (và không bị rò rỉ). Đặc biệt, công nghệ thu khí trực tiếp vẫn bị coi là đắt đỏ. Tuy nhiên, Climeworks tuyên bố hãng có thể thu được 
CO2tại nhà máy Iceland với giá chưa tới 30 USD một tấn. Nếu có thể nhân rộng, công nghệ này sẽ giúp giảm lượng khí thải khổng lồ trên thế giới và giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.ng công nghệ thu khí trực tiếp do công ty khởi nghiệp Climeworks phát triển.

Bê tông xịt đặc biệt giúp các tòa nhà chống động đất

Các nhà khoa học tại Đại học British Columbia (UBC), Canada, phát triển một loại 
bê tông dạng xịt, thân thiện với môi trường, làm cho bức tường của các tòa nhà chắc chắn như thép và có khả năng chống chịu những trận động đất lớn, theo Inhabitat. Vật liệu này được gọi là xi măng composite dễ uốn dẻo (EDCC) với thành phần chính là tro bay (fly ash), một sản phẩm phụ trong công nghiệp – theo VnExpress.

Ngành công nghiệp sản xuất xi măng tạo ra gần 7% phát thải khí nhà kính toàn cầu. Bằng cách thay thế 70% xi măng bằng tro bay, chúng ta có thể giảm lượng xi măng sử dụng. Đây là yêu cầu cấp bách vì quá trình sản xuất một tấn xi măng giải phóng gần một tấn khí carbon dioxide (CO2) vào khí quyển. Sản phẩm EDCC có những đặc điểm rất giống với thép. Nó bền, dẻo dai và dễ uốn hơn bê tông thông thường. Để tiến hành kiểm tra, nhóm nghiên cứu xịt lên các bức tường bê tông một lớp EDCC dày khoảng 10 mm. Sau đó, họ mô phỏng một trận động đất mạnh 9 độ Richter, tương đương với sức mạnh của trận động đất làm rung chuyển Tohoku, Nhật Bản, vào năm 2011.

Nhà máy đầu tiên trên thế giới biến khí CO2 thành đá

Công ty Thụy Sĩ Climeworks đang hợp tác với một nhà máy điện địa nhiệt ở Iceland để tạo nhà máy điện chuyển khí CO2 thành khoáng chất. Một nhóm nhà khoa học quốc tế tìm cách biến CO2 thu được thành khoáng chất cứng trong vài năm qua. Dự án mang tên CarbFix tập trung vào nhúng CO2 vào nước và bơm xuống lòng đất ở độ sâu 700 m. Khi tiếp xúc với đá bazan, dung dịch CO2 nhanh chóng hình thành một khoáng chất chứa carbon, New Atlas hôm qua đưa tin – theo VnExpress.

Quá trình cô lập carbon, trong đó khí CO2 được thu lại và lưu trữ trong hồ chứa dưới lòng đất, trở thành đề tài gây tranh cãi trong những năm gần đây. Một nghiên cứu của Viện Công nghệ Massachusetts năm 2015 chỉ ra các quá trình cô lập trước đây không hiệu quả. Tuy có thể thu giữ CO2, chúng ta chưa có phương pháp quy mô lớn nào để loại bỏ khí này một cách an toàn, gây lo lại khí CO2 đã cô lập có thể rò rỉ trở lại khí quyển. Việc kết hợp công nghệ DAC của Climeworks với quá trình khoáng hóa CarbFix cho phép tạo ra hệ thống không chỉ trung hòa carbon mà còn không làm rò rỉ carbon.

Samsung sẽ tích hợp cảm biến môi trường vào smartphone

Trong tương lai, những mẫu điện thoại Galaxy có thể sẽ được trang bị cảm biến môi trường, một bằng sáng chế vừa được cấp cho Samsung đã tiết lộ điều đó. Chức năng chính của cảm biến môi trường là dùng để kiểm tra và đánh giá chất lượng không khí. Ở những đô thị có mật độ dân số cao, tình trạng ô nhiễm không khí đang trở nên ngày càng nghiêm trọng. Ngay thủ đô Hà Nội và TP.HCM của chúng ta cũng phải đối mặt với vấn đề này. Rõ ràng, khi người dùng quan tâm đến chất lượng không khí thì một chiếc điện thoại có khả năng phát hiện không khí ô nhiễm sẽ là yếu tố bán hàng rất tốt, thu hút khách hàng.

Tại quê hương Hàn Quốc, mặc dù chất lượng không khí nhìn chung rất tốt nhưng Samsung đang cho thấy họ rất quan tâm đến vấn đề này. Từ năm ngoái, họ đã nộp đơn xin cấp bằng sáng chế tích hợp cảm biến môi trường vào màn hình điện thoại. Mới đây, đơn xin cấp bằng của họ đã được chấp nhận và sẽ không có gì ngạc nhiên nếu Galaxy S9 hay Galaxy Note 9 ra mắt vào năm sau có thêm tính năng hữu ích này. Trong quá khứ, Samsung đã từng phát hành smartphone với một cảm biến UV giúp cảnh báo tia sáng mặt trời gây hại. Tác dụng của cảm biến môi trường gần gũi với chúng ta hơn nhiều, thậm chí nó có thể trở thành xu hướng của smartphone trong một vài năm tới.

Thiếu phân khủng long khiến Trái Đất kém màu mỡ nghiêm trọng

 Khủng long với cơ thể đồ sộ, di chuyển những quãng đường rất dài và để lại lượng 
chất thải lớn từng giúp Trái Đất màu mỡ hơn nhiều so với ngày nay, International Business Times hôm 17/10 đưa tin. Nghiên cứu do chuyên gia Christopher Doughty đến từ Đại học Bắc Arizona tiến hành. Động vật đóng vai trò quan trọng trong việc vận chuyển dưỡng chất, nhưng vai trò này đã bị thu hẹp do nhiều loài vật lớn tuyệt chủng hoặc suy giảm số lượng nghiêm trọng. Trước đây, Trái Đất là thế giới của các loài khổng lồ với rất nhiều cá voi dưới biển và những động vật kích thước lớn trên mặt đất.

Nhóm nghiên cứu so sánh quá trình dưỡng chất tuần hoàn qua đất, nước và 
không khí trong những thời kỳ khác nhau bằng cách quan sát nồng độ các nguyên tố lắng đọng qua thời gian. Họ phát hiện so với thời khủng long, lượng dưỡng chất phân tán ít hơn 92% trên mặt đất và 95% dưới biển. Nhóm nghiên cứu cho rằng trước đây, thú biển, chim biển, các loài cá di chuyển từ biển vào sông để sinh sản và động vật trên cạn tạo nên một hệ thống liên kết có tác dụng tái tuần hoàn chất dinh dưỡng từ biển sâu vào trong đất liền – theo VnExpress.

Mai Anh (moitruong.com.vn/TH)

Lượt xem : 2707