Khánh thành "ngôi nhà gấu" lớn nhất Việt Nam ở Tam Đảo
Ngày 5/11, Tổ chức Động vật Châu Á tổ chức lễ khánh thành
4 khu bán tự nhiên chăm sóc gấu với tổng diện tích 12.000 m2, địa hình tự nhiên đa dạng, có khả năng nuôi dưỡng khoảng 80 cá thể gấu theo mô hình bán hoang dã tại Trung tâm tâm Cứu hộ gấu Việt Nam thuộc Vườn quốc gia Tam Đảo (Vĩnh Phúc).
Dự án xây dựng “ngôi nhà” chăm sóc gấu theo mô hình bán hoang dã này được khởi công từ tháng 12/1013, với với tổng kinh phí đầu tư lên tới gần 18 tỷ đồng do Tổ chức Động vật Châu Á tài trợ toàn bộ về mặt tài chính.
Vườn quốc gia Côn Đảo trở thành khu Ramsar thứ 6 của Việt Nam
Ngày 1/11, tại Trung tâm Văn hóa-Thông tin-Thể thao huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã long trọng tổ chức lễ đón nhận bằng công nhận
Vườn quốc gia Côn Đảo là vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế, do tổ chức công ước Ramsar trao tặng.
Vườn quốc gia Côn Đảo nằm trên địa bàn huyện Côn Đảo có diện tích gần 20.000ha, trong đó diện tích hợp phần bảo tồn rừng gần 6.000ha, diện tích hợp phần bảo tồn biển gần 14.000ha.
15 con chim cánh cụt bay “chuyên cơ” ra Phú Quốc
Tối 7/11 tại sân bay Tân Sơn Nhất - TPHCM, một sự kiện hy hữu tại Việt Nam khi
15 con chim cánh cụt được bố trí riêng một chuyến “chuyên cơ” bằng máy bay Airbus A320 ra đảo Phú Quốc.
Chuyến bay mang số hiệu BL269 khởi hành lúc 19h45, chở 15 con chim cánh cụt đã hạ cánh an toàn xuống sân bay Phú Quốc. Trước đó, những con chim cánh cụt này được vận chuyển từ Úc về Việt Nam. Được biết, việc vận chuyển chim cánh cụt nằm trong một dự án công viên vui chơi giải trí tại Bãi Dài - đảo Phú Quốc, sẽ khai trương trong tháng 11/2014.
THẾ GIỚI
Bầu khí quyển hứng 1.000 tấn C02 từ con người trong 40 năm
Thế giới chỉ còn "rất ít thời gian" để đạt mục tiêu giữ mức tăng nhiệt độ toàn cầu dưới 2 độ C, ngoài ra cần giảm lượng khí phát thải CO2 từ 40-70% từ năm 2010 đến 2050, tiến tới xuống mức 0% vào năm 2100.
Đó là một số nội dung trong báo cáo tổng hợp đánh giá về thực trạng biến đổi khí hậu toàn cầu trong 7 năm qua do Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu (IPCC) công bố ngày 2/11 tại Copenhagen, Đan Mạch. Kể từ cuộc Cách mạng công nghiệp năm 1750 đến nay, con người đã thải ra gần 2.000 tỷ tấn CO2 vào không khí, trong đó có đến
một nửa lượng khí này thải ra trong 40 năm vừa qua.
Báo động tình trạng suy giảm số lượng cá thể chim ở châu Âu
Theo một nghiên cứu công bố trên tạp chí Ecology Letters số ra ngày 3/11, số lượng
cá thể chim ở châu Âu giảm 421 triệu con so với 30 năm trước, và môi trường sống hiện tại không còn phù hợp với nhiều loài chim phổ biến.
Khoảng 90% số cá thể chim bị suy giảm thuộc những loài phổ biến như gà gô lông xám, chiền chiện, chim sẻ và chim sáo. Trong khi đó, số lượng một số loài chim quý hiếm lại gia tăng do con người đã chú trọng hơn tới các công tác bảo tồn và có những biện pháp bảo vệ về mặt pháp lý hiệu quả. Nghiên cứu được tiến hành dựa trên những phân tích số liệu của 144 loài chim cư trú ở châu Âu do các tình nguyện viên từ 25 quốc gia thu thập và cung cấp.
Liên hợp quốc kêu gọi đẩy mạnh phát triển công nghiệp sạch
Ngày 4/11, phát biểu tại diễn đàn quốc tế do Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO) tổ chức tại Vienna, Áo, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon đã kêu gọi ngành công nghiệp toàn cầu đẩy mạnh sản xuất, có thêm nhiều phát minh, sáng kiến mới để nâng cao năng suất lao động, cải tiến chất lượng sản phẩm trên cơ sở áp dụng những
công nghê tiên tiến, hiên đai, bảo vê môi trường và góp phần giảm số người thất nghiệp, nhất là trong độ tuổi thanh niên.
Theo phóng viên TTXVN tại Liên hợp quốc, Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon cũng kêu gọi chấm dứt việc sử dụng các phương tiện sản xuất theo công nghệ lạc hậu, cũ kỹ, tốn nhiều sức người và từ bỏ phương thức sản xuất cũ bởi chúng vừa cho ra những sản phẩm kém chất lượng lại làm tổn hại nghiêm trọng môi trường sống.