TRONG NƯỚC
Việt Nam hưởng ứng Ngày Trái Đất
Sáng 20/4, tại khuôn viên công viên Thống Nhất Hà Nội diễn ra
Chương trình Ngày Trái Đất nhằm hưởng ứng sự kiện Ngày Trái Đất 22/4 thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân, các bạn trẻ, các tổ chức, đoàn thể tại thủ đô hưởng ứng.
Thông điệp truyền thông “Chung tay giữ sạch Hồ Hà Nội: Dừng ngay các hoạt động làm ô nhiễm hồ” được phát đi từ Hà Nội hướng đến
Ngày Trái Đất chính thức diễn ra trên toàn cầu vào ngày 22/4.
Bàn giao trạm quan trắc môi trường nước tự động đầu tiên
Ngày 24/4, tại tỉnh Thái Nguyên, Tổng cục Môi trường (Bộ Tài Nguyên&Môi trường) phối hợp với Sở Tài nguyên môi trường Thái Nguyên đã tổ chức Lễ ký "Biên bản bàn giao về việc quản lý, vận hành Trạm quan trắc môi trường nước tự động Quốc gia lưu vực sông Cầu đặt tại Thái Nguyên.”
Đây là trạm quan trắc môi trường nước tự động đầu tiên của cả nước được chính thức đưa vào sử dụng sẽ giúp cho công tác bảo vệ môi trường nước thuận lợi hơn.
1 tỷ USD hỗ trợ Việt Nam ứng phó biến đổi khí hậu
Chương trình Hỗ trợ Ứng phó Biến đổi Khí hậu (SPRCC) đã thu hút gần
1 tỷ USD từ các nhà tài trợ hỗ trợ Việt Nam xây dựng các chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu.
Đó là thông tin được đưa ra tại hội thảo chia sẻ và lấy ý kiến về đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đối với các chính sách khác nhau của Việt Nam do Bộ Tài nguyên&Môi trường và Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tổ chức ngày 16/4 tại Hà Nội.
Thời tiết “nổi loạn”
Những ngày đầu tháng 4 này chứng kiến
sự "nổi loạn” của thời tiết khi các trận mưa đá đầu tiên năm 2014 đồng loạt tấn công các tỉnh miền núi phía Bắc.
Mấy ngày qua liên tiếp các trận lốc xoáy kèm mưa đá dội xuống một số tỉnh ở miền Bắc gây thiệt hại nhà cửa, hoa màu, gây thiệt hại nhiều tỷ đồng.
Công bố chiến lược tài nguyên môi trường biển
Ngày 2/4, Bộ Tài nguyên&Môi trường tổ chức lễ công bố chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường biển đến năm 2020 và tầm nhìn 2030.
Theo Bộ Tài nguyên&Môi trường, tầm nhìn đến 2030 sẽ hiểu biết cơ bản về tiềm năng tài nguyên - môi trường, những lợi thế và những bất lợi từ biển trên các vùng biển Việt Nam và quốc tế liền kề, ngăn chặn, đẩy lùi nạn ô nhiễm môi trường, suy thoái, cạn kiệt tài nguyên, suy giảm đa dạng sinh học biển.
THẾ GIỚI
Điện than của Đức gây ô nhiễm nhất Châu Âu
Báo cáo của Ủy ban Châu Âu (EC) cho biết các nhà máy điện than của Đức thuộc danh sách gây ô nhiễm nhất châu Âu khi có tới 5/10 nhà máy độc hại nhất Châu Âu nằm ở quốc gia Trung Âu này.
Theo báo chí Đức, 5 nhà máy điện than bùn ở Đức chiếm một nửa trong tổng số 212 triệu tấn khí thải CO2 của 10 nhà máy điện gây độc hại nhất Châu Âu.
Trung Quốc: Nước chứa chất độc hại chết người
Gần 2,5 triệu người dân thành phố Lan Châu đã được lệnh không uống nước máy sau khi chính quyền thành phố phát hiện nguồn cung cấp
nước sinh hoạt có chứa một lượng lớn chất độc hại chết người benzene - theo tờ Telegraph (Anh) ngày 12/4.
Chính quyền thành phố Lan Châu phát hiện 200 microgram benzene/lít nước sinh hoạt tại đây, cao cấp 20 lần so với “chuẩn quốc gia”.
Chuột 'khổng lồ' đe dọa các thành phố Anh
Các thành phố khắp nước Anh đang bị đe dọa bởi những con
chuột khổng lồ dài hơn 60cm, có thể tấn công và làm bất cứ ai khiếp sợ khi nhìn thấy.
Theo ước tính năm 2013,
số chuột tại Birmingham đã lên đến 5.100 con, cao nhất từ trước đến nay và ở Liverpool số chuột được ghi nhận là 2.008 con so với 1.860 con hồi năm 2012.
Châu Âu khởi động cuộc chiến chống sinh vật ngoại lai
Theo Tân Hoa xã, với 606 phiếu thuận và 36 phiếu chống, Nghị viện châu Âu (EP) ngày 16/4 đã thông qua đạo luật ngăn chặn các loài thực vật, động vật hoặc côn trùng xâm nhập vào Liên minh châu Âu (EU). Đạo luật này nghiêm cấm các loài sinh vật mà EU cho là "quan ngại" và yêu cầu các nước thành viên hành động phối hợp nhiều và hữu hiệu hơn nhằm đối phó trước mối đe dọa này.
Các loài sinh vật ngoại lai xâm nhập gây thiệt hại ít nhất 12 tỷ euro/năm (khoảng 16,56 tỷ USD) trong khối EU, và nhiều nước thành viên đã phải đầu tư các nguồn lực đáng kể để đối phó với chúng."
Toàn thế giới tắt đèn hưởng ứng Giờ Trái Đất 2014
Các công trình mang tính biểu tượng cùng hàng tỷ người dân trên thế giới đã lần lượt tắt bóng điện vào tối 29/3 (theo giờ các địa phương) để hưởng ứng sự kiện Giờ Trái Đất do Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF) tổ chức vào tối thứ bảy cuối cùng của tháng Ba hàng năm.
Hơn 7.000 thành phố và thị trấn tại 154 quốc gia t rong đó có Việt Nam đã tham gia Giờ Trái Đất Xanh 2014.