Vietnamese English
Đề nghị các đơn vị thành viên VACNE khẩn trương xây dựng ý tưởng dự án

3/4/2021 1:46:00 PM

(VACNE) - Theo thông tin từ Văn phòng GEF SGP thông báo: Nhằm phát huy và hỗ trợ các sáng kiến địa phương trong việc bảo vệ môi trường, UNDP - GEF SGP tài trợ cho các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức quần chúng của Việt Nam các dự án nhỏ liên quan đến hạn chế tác động của dịch COVID-19 tại các khu bảo tồn cộng đồng.

 Các hoạt động ưu tiên:

1

Truyền thông và chia sẻ bài học kinh nghiệm

Chuyển tải các thông tin y tế và vệ sinh về COVID-19 bằng ngôn ngữ địa phương và bản ngữ. Đảm bảo sự tham gia của phụ nữ bản địa, thanh niên và người khuyết tật phù hợp với sự phát triển do họ tự quyết định và nguyên tắc SDGs Không bỏai ở lại phía sau (LNOB) sẽ được ưu tiên.

2

Triển khai trithức truyền thống về phòng chống cháy rừng

Do các mối đe dọa gia tăng đối với ICCA do cháy rừng(do biến đổi khí hậu) và các hoạt động bất hợp pháp không được kiểm soát do cuộc khủng hoảng COVID-19, các dự án nhằm kiểm soát các đám cháy rừng bằng các kiến thức truyền thống… thích ứng với các thảo nguyên và hệ sinh thái rừng cũng như tạo việc làm phục hồi xanh ngắn hạn.

3

Phương pháp tiếp cận kinh tế tuần hoàn sinh học

Đại dịch đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hoạt động tạo thu nhập ở nhiều ICCA, đặc biệt là đối với các dự án du lịch sinh thái vốn đã bị tê liệt do vắng du khách.

Đối với các cộng đồng phụ thuộc vào nông nghiệp, một số IPLC đã bị tồn dư thừa nguồn cung, khả năng tiếp cận thị trường giảm, trong khi các cộng đồng khác phải đối mặt với tình trạng thiếu lương thực do biên giới đóng cửa và hạn chế di chuyển.

Mạng lưới trao đổi lương thực sẽ được hỗ trợ, cung cấp thực phẩm cho các khu đô thị và IPLC có nguy cơ khác.

Các phương án sinh kế thay thế được xác định bởi các IPLC, bao gồm thiết bị bảo hộ cá nhân (PPE) được sản xuất tại địa phương khác nhau dựa trên kỹ thuật truyền thống, thủ công mỹ nghệ và các chuỗi giá trị khác, sẽ được hỗ trợ để mang lại thu nhập.

4

Truyền thụ kiến thức y học cổ truyền

Phản ánh một di sản văn hóa quan trọng được CBD, UNESCO và WIPO công nhận, các IPLC đã dựa vào y học cổ truyền trong nhiều thế kỷ - sử dụng cây thuốc để điều chế các phương thuốc chữa nhiều loại bệnh. Các IPLC nắm giữ kiến thức chi tiết về các nguồn tài nguyên thiên nhiên địa phương và các kỹ thuật quan trọng trong việc tăng cường hệ thống miễn dịch trong thời kỳ đại dịch. Tài liệu hoá và truyền tải các bài thuốc, kỹ thuật thu hái bền vững, kiểm tra chất lượng cây thuốc và truyền đạt kiến thức về dược liệu bằng ngôn ngữ địa phương sẽ được ưu tiên hỗ trợ.

5

Hệ thống sản xuất lương thực: sinh thái nông nghiệp và nông lâm kết hợp

Tăng cường các hệ thống sản xuất lương thực bền vững và thân thiện với đa dạng sinh học trong ICCA tập trung vào các hoạt động mở rộng trong sinh thái nông nghiệp và kỹ thuật nông lâm kết hợp. Việc trao đổi lương thực và hạt giống được thúc đẩy bằng cách liên kết các IPLC, mạng lưới dân tộc bản địa và các hoạt động nông nghiệp bền vững khác. Các hoạt động sẽ nhằm thúc đẩy khả năng phục hồi sinh thái xã hội và củng cố an ninh lương thực và bản sắc văn hóa đồng thời mang lại các kết quả bảo tồn đa dạng sinh học.

6

Phòng chống dịch bệnh từ động vật và các đại dịch trong tương lai

ICCAs nhằm bảo tồn các rào cản bệnh truyền nhiễm từ động vật và bảo tồn môi trường sống thông qua việc giảm thiểu sự phân mảnh. Các hoạt động hợp lệ bao gồm các hành động cấp cơ sở để hỗ trợ các hành lang sinh thái nhằm tăng cường kết nối môi trường sống trong các cảnh quan sinh thái xã hội có khả năng phục hồi.

 

Đối tượng tiếp nhận tài trợ:

Các tổ chức phi chính phủ, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức cộng đồng (quần chúng) của Việt Nam, ưu tiên các tổ chức tại địa phương.

Thủ tục xét duyệt ý tưởng

- Tổ chức xin tài trợ có thể đề xuất tới 50.000 đô la thực hiện dự án trong tối đa 24 tháng.

- Tổ chức xin tài trợ viết ý tưởng dự án bằng Tiếng Việt (theo mẫu qui định) và nộp cho GEF SGP.

- Điều phối viên (ĐPV) xem xét, sàng lọc và đề xuất Ban chỉ đạo quốc gia GEF SGP (BCĐQG) phê duyệt ý tưởng dự án.

- Tổ chức xin tài trợ có ý tưởng dự án được GEF SGP chấp thuận nộp đơn xin kinh phí tài trợ xây dựng dự án trong trường hợp có nhu cầu. GEF SGP cung cấp kinh phí cho hoạt động khảo sát và xây dựng dự án. 

- ĐPV xem xét và phê duyệt đơn xin tài trợ kinh phí xây dựng dự án.

- Tổ chức xin tài trợ có ý tưởng dự án được GEF SGP chấp thuận xây dựng và viết Đề nghị dự án (theo mẫu qui định).

- Tổ chức xin tài trợ trình Đề nghị dự án cho ĐPV sàng lọc:

* Đề nghị dự án có thể được ĐPV chấp thuận và trình cho BCĐQG xem xét và chọn lọc.

* Đề nghị dự án có thể được trả lại để tổ chức xin tài trợ bổ xung theo góp ý của ĐPV và trình lại để BCĐQG xem xét và chọn lọc.

- Các đề nghị dự án ĐPV thông qua sẽ được trình cho BCĐQG xem xét và chọn lọc:

* BCĐQG có thể chấp thuận đề nghị dự án.

* BCĐQG có thể yêu cầu tổ chức xin tài trợ bổ xung và trình lại để BCĐQG xem xét và chọn lọc.

* BCĐQG có thể không chấp thuận đề nghị dự án.

- Các đề nghị dự án được BCĐQG chấp thuận sẽ được đệ trình cho UNDP Việt Nam xem xét và thông qua.

Tiêu chí xét duyệt 

- Tính phù hợp với các định hướng ưu tiên:  (i) Lĩnh vực trọng tâm, các vấn đề và khu vực địa lý ưu tiên, đa mục tiêu (ii)  Các mục tiêu (tăng cường năng lực, thử nghiệm hoặc nhân rộng/nâng cấp các chiến lược/kỹ thuật cộng đồng, quản lý tri thức (đúc kết và phổ biến bài học kinh nghiệm và điển hình), liên kết chính sách.

- Phương pháp giải quyết vấn đề hợp lý, sáng tạo, có cơ sở khoa học, có tính khả thi, phương pháp tiếp cận cộng đồng, hòa nhập xã hội mạnh mẽ, bao gồm bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ, người DTTS, thanh niên và người khuyết tật

- Tính bền vững, khả năng lồng ghép và nhân rộng, nâng cấp

- Năng lực tổ chức thực hiện dự án: (i) Nguồn lực con người và kinh nghiệm quản lý dự án của tổ chức đề xuất. Năng lực và kinh nghiệm chuyên môn của tổ chức/chuyên gia tư vấn (ii) Sự tham gia của cộng đồng và các bên có liên quan của địa phương. Lồng ghép, phối hợp với các chương trình, dự án có liên quan.

- Kinh phí: (i) Tính phù hợp (ii) Tính hợp lý của kinh phí (iii) Kinh phí đối ứng

 

Đề nghị các đơn vị thành viên VACNE khẩn trương xây dựng ý tưởng dự án:

* Ý tưởng dự án bằng Tiếng Việt (bản chính) gửi về cho chương trình theo địa chỉ:

Chương trình UNDP- GEF SGP Việt Nam 

Địa chỉ: Toà nhà Xanh Liên Hợp quốc, 304 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội

Ngoài ra, Bản mềm gửi theo địa chỉ Email:gef-sgp-vietnam@undp.org

Hạn nộp ý tưởng dự án là 17h (Hà Nội), ngày: 26/3/2021

 

Mẫu ý tưởng xem tại đây:

MẪU Ý TƯỞNG DỰ ÁN

(tối đa 5 trang, bằng tiếng Việt)

Tên dự án:

I.  Thông tin

-   Tên tổ chức đề xuất ý tưởng

-   Thông tin liên lạc (Địa chỉ thư tín, Điện thoại, Email)

-   Người đại diện của tổ chức đề xuất (tên và chức vụ, thông tin liên lạc)

-   Cán bộ giao dịch của dự án (tên và chức vụ, thông tin liên lạc)

-  Thông tin cơ bản về tổ chức (Mục đích hoạt động. Năng lực nhân sự và kinh nghiệm quản lý dự án. Khả năng tài chính, kinh phí hoạt động của tổ chức (nguồn cung cấp, tổng kinh phí (theo năm) 

II.  Mô tả tóm tắt dự án

1. Mô tả vấn đề dự án cần giải quyết

2. Mô tả phương pháp giải quyết vấn đề

3. Thông tin cơ bản về vùng dự án (kinh tế, xã hội, môi trường..)

4. Mô tả tóm tắt dự án

a. Mục tiêu

b. Kết quả dự kiến

c.  Hoạt động dự kiến

d. Tổ chức thực hiện và quản lý dự án (Sự tham gia của cộng đồng và các bên có liên quan (tổ chức đề xuất, tổ chức/ chuyên gia tư vấn, chính quyền và các ban ngành có liên quan, các chương trình/dự án có liên quan) trong việc thực hiện và quản lý dự án.

e. Thời gian thực hiện dự án (tháng)

f.  Kinh phí (Đồng Việt Nam)

•   Kinh phí xin tài trợ từ GEF SGP

•   Kinh phí đóng góp từ các nguồn khác (ghi rõ: các nguồn: dự kiến hay đã xác định)

5. Các tài liệu yêu cầu gửi kèm ý tưởng : hồ sơ pháp lý của tổ chức, kết quả nghiệm thu đề tài nghiên cứu có liên quan, danh sách các dự án đã và đang thực hiện (trên cùng địa bàn hoặc/và của tổ chức đề xuất,…

Ghi chú: Các tài liệu kèm theo không tính trong số 5 trang của ý tưởngdự án.

Tổ chức đề xuất

(Họ tên, chữ ký và dấu)

 Hoặc truy nhập vào địa chỉ:

https://www.vn.undp.org/content/vietnam/vi/home/operations/procurement/call-for-concept-paper3.html 

VP VACNE

Lượt xem : 1928