|
Nguồn ảnh: Internet |
Dưới đây là cuộc đối thoại với thạc sĩ Phùng Giang Hải, Phó trưởng bộ môn Chiến lược và Chính sách (thuộc Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông thôn - IPSARD), hiện đang chủ nhiệm đề tài nghiên cứu “đánh giá môi trường chiến lược” (tên viết tắt là ĐMC) về chủ đề này.
- Thưa ông, khái niệm “đánh giá môi trường chiến lược” dường như còn rất mới mẻ! Xin ông cho biết khái niệm?
Thạc sĩ Phùng Giang Hải (Ths. PGH): Từ lâu nay, việc xây dựng, hoạch định chính sách, chiến lược phát triển thường chỉ tính đến hiệu quả kinh tế xã hội, coi đó là mục tiêu hàng đầu, quan trọng nhất, ít quan tâm đến các vấn đề khác. Nhưng thực tế đã cho thấy nếu chỉ chú tâm vào mục tiêu kinh tế thì sẽ không hiệu quả.
Trên thế giới, việc “đánh giá môi trường chiến lược” đã được các nước thực hiện cách đây hơn 30 năm. Còn ở Việt Nam, từ khi Luật Bảo vệ Môi trường (2005) có hiệu lực, thì việc đánh giá môi trường chiến lược trở thành yêu cầu bắt buộc đối với các chính sách, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội liên tỉnh, cấp vùng, các chiến lược ngành trên phạm vi cả nước….
“Đánh giá môi trường chiến lược” thực chất là hoạt động nghiên cứu để đánh giá các yếu tố về môi trường, kinh tế - xã hội, văn hóa, con người… trong quá trình hoạch định các chính sách, kế hoạch phát triển. Mục tiêu của việc làm này là nghiên cứu những ảnh hưởng, tác động của các kế hoạch phát triển đối với các vấn đề môi trường, kinh tế - xã hội, văn hóa… nhằm hướng đến mục tiêu phát triển bền vững.
- Xin ông cho biết vì sao trong năm 2008, nghiên cứu của dự án lại tập trung vào hoạt động tăng cường năng lực cho nhóm cán bộ về ĐMC?
|
Thạc sĩ Phùng Thanh Hải:"Đánh giá môi trường chiến lược cần nâng lên thành chiến lược"
|
Ths PGH: Thực ra, mục tiêu đầu tiên của dự án chính là trang bị cho các chuyên gia, các nhà hoạch định chính sách phát triển những kỹ năng về đánh giá môi trường chiến lược. Vì thế, năm 2008, dự án đã tập trung vào việc phát triển kỹ năng cho đội ngũ cán bộ hoạch định chính sách. Chúng tôi đã tiến hành các buổi tập huấn định giá môi trường, hội thảo, lấy ý kiến chuyên gia, thiết kế các ấn phẩm… để trang bị cho cán bộ IPSARD những kỹ năng cần thiết về ĐMC. Đây chính là đội ngũ cán bộ làm công tác hoạch định chính sách, chính họ sẽ là người áp dụng việc ĐMC vào thực tiễn công việc.
- Kế hoạch năm 2009 của dự án năm 2009 đang được triển khai, các hoạt động có gì mới? Thưa ông!
- Năm nay chúng tôi đang tiếp tục thực hiện dự án với nhiều hoạt động mới, phong phú hơn. Ngoài các hội thảo để giới thiệu hoạt động thì sẽ có các hội thảo vùng tiến hành ở một số tỉnh. Từ đó chúng tôi tiến tới xây dựng khung hướng dẫn kỹ thuật của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về ĐMC.
- Như vậy, dự án mới chỉ dừng lại ở việc triển phát triển kỹ năng, xây dựng khung hướng dẫn, quy định thực hiện?
Việc “làm thật” chúng tôi dự kiến thực hiện vào năm 2010. Sau khi có đội ngũ chuyên gia, với các kỹ năng cần thiết thì mới có thể làm thật được. Chúng tôi sẽ tham gia đánh giá môi trường chiến lược trong chính sách phát triển của một số địa phương cụ thể. Đây là bước quan trọng để tạo ra những hiệu quả thực tế của dự án, góp phần vào việc xây dựng chiến lược đảm bảo sự phat triển bền vững.
- Gần 2 năm thực hiện dự án, ông thấy công việc này điều gì là khó khăn, trở ngại nhất?
Ths. PGH: Hiện tại có rất nhiều khó khăn cho công việc ĐMC: thiếu đội ngũ chuyên gia, thiếu nguồn lực, các quy trình thủ tục nhiều khi phức tạp, vấn đề còn quá mới đối với nhiều người….
- Ông có giải pháp gì để tháo gỡ những khó khăn này?
Ths. PGH: Tôi nghĩ điều quan trọng nhất là chúng ta phải phát huy nội lực của bản thân, năng động và sáng tạo trong quá trình học hỏi, trang bị kĩ năng cho mình.
Nhưng mấu chốt vấn đề là chúng ta phải nâng cao nhận thức về ĐMC và vai trò quan trọng của nó. ĐMC phải được nâng lên tầm chiến lược mới có thể phát huy vai trò trong quá trình hoạch định chính sách phát triển bền vững.
- Xin cảm ơn ông.