Vietnamese English
Công viên động vật hoang dã lớn nhất Việt Nam

12/24/2015 2:23:00 PM

Ngày 24/12/2015 - Công viên Chăm sóc và Bảo tồn Động vật Vinpearl Safari do Tập đoàn Vingroup đầu tư tại Gành Dầu, Phú Quốc đã chính thức khai trương với quy mô tầm cỡ khu vực. Đây là vườn thú bán hoang dã đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam được xây dựng theo mô hình Safari thế giới. Sự kiện này nằm trong chuỗi hoạt động hướng tới “Năm Du lịch quốc gia 2016 - Phú Quốc - Đồng bằng sông Cửu Long”.

Công viên Chăm sóc và Bảo tồn Động vật Vinpearl Safari Phú Quốc có tổng diện tích gần 500ha, được xây dựng theo mô hình bán hoang dã, trong đó, các động vật quý hiếm được đảm bảo chăm sóc và bảo tồn trong môi trường thiên nhiên mở. Với lợi thế phát triển từ khu rừng nguyên sinh tự nhiên với hệ thống thực vật phong phú, Vinpearl Safari Phú Quốc đáp ứng được các yêu cầu khắt khe của mô hình Safari. An Ninh Tiền Tệ cho biết.


Hiện Công viên đã có khoảng 3.000 cá thể thuộc 150 chủng loài, được sưu tầm, bảo tồn từ các động vật hoang dã quý hiếm địa phương, đồng thời quy tụ từ nhiều vùng địa sinh học đặc trưng trên thế giới như Nam Phi, Châu Âu, Úc, Mỹ... như Hổ Bengal, Linh dương A Rập, Linh dương sừng xoắn, Vượn cáo trắng đen… Đặc biệt, Vinpearl Safari Phú Quốc sẽ sở hữu những bộ sưu tập động vật quý hiếm với số lượng lớn hàng đầu Việt Nam như 200 cá thể Hồng hạc, 100 Tê giác, 60 hươu cao cổ... Đây sẽ là bộ sưu tập động vật có quy mô mang tầm khu vực cả về chủng loại lẫn số lượng cá thể. Bộ sưu tập sẽ liên tục được cập nhật, nâng cấp sau khi công viên đi vào vận hành.

TP.HCM: 16 cơ sở sản xuất gây ô nhiễm sẽ được di dời khỏi quận 12

UBND TP.HCM vừa có văn bản chỉ đạo công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư dự án Khu công nghiệp Lê Minh Xuân 3 phải hoàn thành chậm nhất trong tháng 6/2016. Theo chỉ đạo, chủ đầu tư (Công ty Cổ phần Đầu tư Sài Gòn VRG) có trách nhiệm hoàn thành hạng mục đường trục và hạ tầng kỹ thuật phân khu phục vụ di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường từ quận 12 về Khu công nghiệp Lê Minh Xuân 3 chậm nhất là ngày 31/3/2016. Đồng thời, hoàn thành hạng mục nhà máy xử lý nước thải phục vụ phân khu này chậm nhất là cuối tháng 6/2016; đầu tư xây dựng hạ tầng Khu công nghiệp Lê Minh Xuân 3 trước ngày 30/12/2016 và hoàn thành công tác đầu tư xây dựng hạ tầng của toàn bộ dự án trước ngày 30/12/2017.

UBND TP.HCM sẽ ban hành kế hoạch cụ thể về việc di dời 16 cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường tại khu phố 4 và khu phố 5 phường Đông Hưng Thuận, quận 12 về Khu công nghiệp Lê Minh Xuân 3. Bên cạnh đó, UBND TP.HCM cũng yêu cầu chủ đầu tư cần hoàn thành đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật dự án khu dân cư – khu tái định cư liền kề phục vụ Khu công nghiệp Lê Minh Xuân 3 trước ngày 30/12/2017 – theo BizLIVE.

Làng ung thư ở huyện Ứng Hòa "khát" nước sạch nghiêm trọng

TTXVN cho biết chỉ cách trung tâm thủ đô Hà Nội chừng 30km, thôn Thống Nhất, xã Đông Lỗ, huyện Ứng Hòa được coi là một trong 10 làng có tỷ lệ người dân mắc bệnh ung thư cao nhất cả nước mà nguyên nhân là do môi trường nước sinh hoạt tại đây bị ô nhiễm nghiêm trọn.

Người dân thôn Thống Nhất tỏ ra vô cùng bức xúc trước tình trạng nguồn nước đang ngày càng bị ô nhiễm nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt cũng như hoạt động sản xuất và trên hết là tỷ lệ người chết vì ung thư trong thôn ngày càng tăng.

Tốc độ giảm đáng báo động của sư tử châu Phi

Số lượng sư tử trên toàn thế giới đã giảm 43% trong 2 thập kỷ trở lại đây do mất đi môi trường sống, thiếu nguồn thực phẩm và xung đột với dân số con người đang ngày một mở rộng – theo TTXVN.

Nhiệt độ tại Bắc Cực cao ở mức kỷ lục

Vietdaikynguyen cho hay các kết quả quan sát gần đây được công bố trong ấn phẩm thứ 10 của bản tin quốc gia của Cơ quan Quản lý Đại dương và Khí quyển Bắc Cực (NOAA). Các nhà nghiên cứu khẳng định nhiệt độ trung bình trong cả năm của không khí trên mặt đất nằm trên vĩ tuyến 60, là 1,3° C. Đây là nhiệt độ cao nhất đo được từ trước đến nay. Việc đo nhiệt độ tại Bắc Cực đã bắt đầu từ năm 1900. Trong 115 năm qua, nhiệt độ đã tăng 2,9° C. Theo các nhà nghiên cứu, “Nhiệt độ không khí xung quanh Bắc Cực vừa là một chỉ số và đồng thời là 1 động cơ của những thay đổi trong những khu vực và toàn cầu“.

“Mặc dù có sự khác biệt về nhiệt độ không khí từ năm này sang năm khác của những khu vực khác nhau, do thay đổi ngẫu nhiên của tự nhiên, nhưng độ lớn và phạm vi của sự gia tăng nhiệt độ trong một thời gian dài trên khắp Bắc cực là một chỉ số quan trọng thể hiện sự nóng lên toàn cầu”, báo cáo cho biết. Rick Spinrad, giám đốc khoa học của NOAA, đã thừa nhận tại cuộc họp của Hiệp hội Địa lý Mỹ tại San Francisco “sự ấm lên ở Bắc Cực nhanh gấp hai lần so với các phần còn lại của thế giới. Chúng tôi biết rằng đây là do biến đổi khí hậu”.

Tình trạng ô nhiễm khói mù tại Trung Quốc ngày càng nghiêm trọng

Tính đến ngày 23/12, khoảng 50 thành phố ở miền Bắc và Đông Trung Quốc đã ban bố báo động các mức khác nhau về ô nhiễm không khí trong đợt khói mù xảy ra gần đây. Tại miền Đông Trung Quốc, tỉnh Sơn Đông đã ban bố báo động đỏ đầu tiên tại 4 thành phố, sau khi cảnh báo mật độ PM2.5 sẽ vượt quá 400 microgram/m3 trong hơn 24 giờ. Báo động này có hiệu lực vào sáng 24/12, theo đó hạn chế các xe cộ trên đường, cấm đốt pháo hoa và nấu nướng ngoài trời. Tất cả các công trường xây dựng sẽ phải ngừng hoạt động, người dân được khuyến cáo hạn chế các hoạt động ngoài trời và dự kiến nhiều trường học phải tạm đóng cửa.

Cùng ngày 23/12, Bộ Bảo vệ Môi trường Trung Quốc đã công bố đánh giá sơ bộ về tác động của các biện pháp khẩn cấp gần đây. Theo bộ này, Bắc Kinh đã giảm được 30% chất gây ô nhiễm trong lần báo động đỏ thứ hai, trong khi các thành phố lân cận đã giảm 25% lượng phát thải so với ngày thường. Hệ thống cảnh báo của Trung Quốc gồm 4 mức, trong đó mức đỏ là nghiêm trọng nhất, sau đó là màu cam, vàng và xanh – theo TTXVN.

58 năm và 20.000 mảnh rác thải trên vũ trụ

Nếu bạn đã nghe nói nhiều về rác thải không gian và những mối đe dọa của nó đối với các sứ mạng vũ trụ thì đoạn video sau đây sẽ phần nào giúp bạn hình dung điều đó khủng khiếp như thế nào. Trong đoạn video dài 1 phút do giáo sư Đại học Stuart Grey thực hiện, chúng ta sẽ nhìn thấy quá trình dồn tích của rác thải không gian, từ chỉ vài mảnh vào thời điểm 1957, khi Sputnik được phóng lên cho tới năm 2015 hiện nay với gần 20.000 mảnh vỡ.

Chỉ trong vòng 58 năm, lượng rác thải trên vũ trụ đã tăng từ 1 vài mảnh lên tới 5000 khi con người đặt chân lên Mặt Trăng năm 1980, sau đó lên 9000 vào năm 2007 và cuối cùng là con số 20.000, dường như che phủ cả Trái Đất hiện nay. Thông thường, các mảnh vỡ này sẽ di chuyển quanh Trái Đất với tốc độ hơn 7600 m/s, và nếu các phi hành gia, tàu không gian vô tình va chạm vào thì thật sự là một thảm họa. Mặt khác, các mảnh vỡ này có kích thước rất khác nhau và tất nhiên một số cũng có kích thước khá lớn. Trước giờ, các nhà nghiên cứu luôn tìm cách "quét dọn" lượng rác thải này nhưng cho tới nay nhưng phần lớn đều chỉ dừng lại ở mức độ ý tưởng và do đó, cho tới hiện tại thì bước ra không gian không phải là điều quá an toàn – theo Tinhte.

Rùng mình những chiếc chăn bông làm từ rác thải nhà tang lễ

Những chiếc chăn bông ấm áp không thể nào thiếu trong mùa Đông nhưng nếu không may mắn mua phải những chiếc chăn kém chất lượng làm từ bông bẩn thì nó có thể là con đường lây truyền các bệnh dịch. Theo Chinadaily, bông để sản xuất những chiếc chăn ấm áp không chỉ là nguyên liệu sợi hóa học, nguyên liệu công nghiệp, thậm chí còn là từ những rác thải y tế từ những bệnh viện, khủng khiếp hơn là rác thải của nhà tang lễ - theo Theo Vietnamplus.

Gần đây, Cục kiểm tra chất lượng vải sợi của tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc đã tiến hành một cuộc điều tra hàng loạt dây chuyền sản xuất, gia công và kinh doanh bông và sự thật được công bố khiến nhiều người phải giật mình. Tại huyện Nhạc Dương Bình Giang, một nhà xưởng có biển hiệu "Thành Tín Gia Phưởng" không hề bắt mắt nhưng việc giao dịch kinh doanh bên trong lại vô cùng sôi động. Ông chủ xưởng này cho biết dịp này đang vào mùa sản xuất, tiêu thụ, hàng chục cửa hàng ở khu vực Nhạc Dương đều là khách hàng của họ. Một cửa hiệu nhỏ, không tiếng tăm nhưng thực ra lại là xưởng làm ăn lớn.

Biến đổi khí hậu sẽ khiến thế giới sắp không còn cà phê để uống

Nhiều chuyên gia của Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC) đã đưa ra dự đoán rằng trữ lượng cà phê của thế giới sẽ dần dần giảm xuống theo thời gian đến khi không còn gì để uống cả. Lý do của việc này bắt nguồn từ việc hạn hán kéo dài tại những vùng trồng cà phê khổng lồ của Brazil - quốc gia đứng đầu về sản lượng cà phê trên thế giới - khiến cho chính quyền nước này quyết định phải cắt giảm sản lượng năm từ 50 triệu bao xuống 45 triệu bao. Quốc gia Nam Mỹ này hiện chiếm tới 1/3 tổng sản lượng cà phê của thế giới và nếu tình hình thời tiết không có biến chuyển tích cực thì một tương lai không có cà phê là điều không thể tránh khỏi – theo Genk.

Những tác động xấu do thời tiết khắc nghiệt đã gây ra những thiệt hại to lớn cho người trồng cà phê ở Brazil, đợt hạn hán tồi tệ vừa qua đã làm sụt giảm hơn 25% sản lượng mùa vụ và gây ra tình trạng thiếu hụt nguồn nước cho hơn 140 thành phố. Ngoài ra, IPCC cũng đưa ra dự đoán rằng tình trạng biến đổi khí hậu có thể làm giảm sự thích hợp cho việc canh tác ở Costa Rica, Nicaragua và El Salvador, gây giảm sản lượng nộng nghiệp khoảng 40% và ảnh hưởng đến đời sống của khoảng 1,4 triệu người. Nhiều chuyên gia đã nhận định rằng để theo kịp cầu thì nguồn cùng cà phê của thế giới sẽ phải tăng sản lượng năm từ 40 đến 50 triệu bao trong vòng ít nhất là 10 năm tới, với sản lượng dự kiến mùa vụ 2015/2016 sẽ phải đạt 150 triệu bao để đảm bảo cán cân cung-cầu.

Theo Mai Anh (MOITRUONG.COM.VN)

Lượt xem : 2711