Vietnamese English
Chiêm ngưỡng 10 ảnh kỳ ảo thiên văn học

9/7/2009 3:59:00 PM

TTO - Tinh vân đầu ngựa, Bắc cực quang ... là hai trong số những bức ảnh đã vào vòng chung kết của cuộc thi: “Nhiếp ảnh gia thiên văn học 2009” được tổ chức bởi Đài thiên văn hoàng gia ở Greenwich, London, Anh.

 

 

Những bức ảnh đoạt giải sẽ được ban tổ chức công bố chính thức vào ngày 9-9-2009.

Một phần của đám mây bụi và khí khổng lồ của ngôi sao Eta Carinae được sinh ra từ Tinh vân cùng tên Carina trong dải Ngân hà
Những vệt dài phát sáng của những ngôi sao khi rơi vào bầu khí quyển Trái đất. Quang cảnh “mưa sao băng” kỳ ảo trên được nhìn thấy tại Thung lũng Chết, bang California, Hoa Kỳ
Tất cả những ngôi sao riêng lẻ nhìn thấy trong bức ảnh này đều thuộc dải Ngân hà, trong đó Thiên hà khổng lồ trung tâm Centaurus-A cách Trái đất hàng triệu năm ánh sáng
Tinh vân đầu ngựa (Horsehead Nebula) là một phần của đám mây phân tử lớn và tối  thuộc chòm sao Orion. Bóng tối của Tinh vân đầu ngựa được hình thành chủ yếu do các lớp bụi, khí và vật chất khác ngưng tụ

Bắc cực quang rực rỡ trên bầu trời đêm. Nguyên nhân gây ra Bắc cực quang là do các hạt mang điện tích từ gió mặt trời va chạm vào bầu khí quyển Trái đất
Sao Kim, sao Mộc và Mặt trăng hội tụ khoảng 2 giờ trong ánh hoàng hôn trên dòng sông Nepean, bang New South Wales, Úc

“Những vùng tối trên Mặt trăng” hay còn được gọi là “biển Mặt trăng” trong bức ảnh trên là những miền đồng bằng rộng lớn của những lớp dung nham cổ đã đóng rắn
Sao chổi Holmes, mà quỹ đạo của nó nằm giữa sao Hỏa và sao Mộc, có thể được nhìn thấy với góc nhìn rộng vào ban đêm khi chúng tiến gần tới Trái đất. Ngôi sao quay quanh Mặt trời với chu kỳ bảy năm này được cho là có thể phình to hơn và tỏa sáng bất ngờ của khi tiến gần hơn tới Mặt trời và cái đuôi của nó kéo dài tới hàng nghìn cây số
Hai tinh vân phản chiếu màu xanh. Khí và bụi trong các tinh vân này khuếch tán ánh sáng các ngôi sao gần đó. Chúng kết hợp được với các ngôi sao trẻ không quá một vài triệu năm tuổi
Chiêm ngưỡng “mưa sao băng” huyền bí với hàng trăm tia sáng vạch ngang cực nam bầu trời đêm trên những rặng núi Blue, Úc

THIÊN NHIÊN (Theo Guardian)
(Tuổi Trẻ, 3/9/2009)

Lượt xem : 2832