Vietnamese English
Cây mã tiền

4/15/2016 11:52:00 AM

(VACNE) - “Củ chi” là tên địa phương của cây Mã tiền, nơi xưa kia vốn có rất nhiều cây này nên người ta đã dùng tên của nó để đặt tên cho vùng đất có cây này mọc

CÂY MÃ TIỀN

Cây Mã tiền hơn 350 năm tuổi, cao chừng 20m, chu vi gốc thân 3,7m trong khuôn viên Am Bà Chúa, ở thôn Đại Điền Trung, xã Diên Điền, huyện Diên Khánh (hình 5) là một trong 5 cây cổ thụ ở tỉnh Khánh Hòa mới được Hội BVTN&MTVN đưa vào danh sách cây Di Sản Việt Nam. Hạt Mã tiền được cả Tây y và Đông y dùng làm thuốc, nhưng rất độc. Để biết thêm những tác dụng của cây cỏ Việt Nam, chúng tôi xin cung cấp một số thông tin về giá trị Y học của cây Di Sản này.

Cây Mã tiền có tên khoa học là Strychnos nux-vomica L., họ Mã tiền (Loganiaceae). Cây này còn có tên là Củ chi, Mác sèn sứ (Tày), Co sét ma (Thái). “Củ chi” là tên địa phương của cây Mã tiền, nơi xưa kia vốn có rất nhiều cây này nên người ta đã dùng tên của nó để đặt tên cho vùng đất có cây này mọc. Khu vực có tên Củ Chi trước đây, ngày nay là huyện Củ Chi thuộc Tp. HCM.

Việt Nam, cây Mã tiền mọc hoang trong vùng rừng i c tỉnh phía Nam như Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Khánh Hòa, Tp. H Chí Minh (C Chi). Ngoài ra, nó còn phân b c nước Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanma và Ấn Ðộ.

IMG_0084Đây là cây gỗ, thường cao 5-10m hoặc hơn, phân cành nhiều. Lá hình trứng, mọc đối, dài 6-12cm, rộng 4-8,5cm, mặt trên bóng, nhìn rõ 3 gân chính và gai ngắn khoảng 2cm nách lá. Cụm hoa chuỳ dài 3-5cm, đầu một cành ngắn 1-2 đôi lá, mang 8-10 hoa nhỏ màu lục nhạt hay trắng, 5 cánh hoa hàn liền thành ống dài 1-1,2cm; nhị 5, đính phía trên của ống tràng; bầu trên, hình trứng. Quả hình cầu, đường kính 3-6cm, vỏ quả cứng, khi chín màu vàng cam, cơm quả màu trắng, chứa 3-4 hạt dẹt, tròn trông như cái khuy áo to, đường kính 2-2,5cm, dày 4-5mm, một mặt lồi, một mặt lõm, nội nhũ sừng rất cứng; vỏ hạt phủ lớp lông ngắn áp sát, mượt bóng, màu xám bạc, xếp tỏa tròn từ tâm ra mép hạt; vị rất đắng.

Hình 1,2: Cây và lá Mã tiền (nguồn: T.C. Khánh)

Hình 3,4: Quả và hạt Mã tiền (nguồn: Internet)

rMã tiền là một cây độc nổi tiếng. Chất độc có trong lá, vỏ thân, đặc biệt trong hạt. Hạt Mã tiền cũng là một vị thuốc, đã được ghi trong trong Dược điển của Việt Nam và Trung Quốc (với tên Ma Qian Zi: 马钱, đọc theo tiếng Việt là Mã tiền tử), nhưng có chứa các alcaloid độc (bảng A) với hàm lượng 1,5-3%, chủ yếu strychnin (khoảng 50% alcaloid toàn phần). Ngoải ra còn có brucin, α- và β-colubrin, vomicin, pseudostrychnin, và nhiều chất khác.

Ảnh:Hạt Mã tiền cũng được dùng m nguyên liệu để chiết xuất strychnin. Chất này được dùng trong y y làm thuốc trị c bệnh suy nhược, viêm dây thần kinh, ngđộc thuốc ngbarbituric và m thuốc kích thích tiêu hoá. Người có bệnh di tinh, mất ng không được dùng.

Theo Đông y, Mã tiền có vị đắng, tính hàn, rất độc; có c dụng m mạnh t vị, mạnh n cốt, thông kinh lạc, ch thống, tán kết, tiêu thũng, tr phong thấp, tê bại. Y học c truyền dùng chữa phong thấp, nhức mỏi chân tay, đau y thần kinh, bại liệt nửa người,m tiêu hoá, và người b chó dại cắn. Liều trung bình cho người lớn 0,05g/ lần, 0,15g/ 24 giờ, dưới dạng thuốc sắc, thuốc bột, hoặc rượu thuốc. Tr em dưới 3 tuổi không được dùng. Vì thuốc có chất độc nên khi dùng phải hết sức cẩn thận, cần theo sự chỉ dẫn của thầy thuốc.

Trong những năm 20 của thế kỷ trước, nước ta đã xuất khẩu hạt Mã tiền với khối lượng khá lớn, khoảng 1.000 tấn/năm.

Hạt Mã tiền đã gây ra khá nhiều vụ ngộ độc. Theo nguồn tin trên báo mạng: Một cụ bà ở xã Y, Đồng Hới (Quảng Bình), vì chuyện buồn phiền trong gia đình nên đã uống rượu ngâm hạt Mã tiền (chỉ dùng xoa bóp ngoài da) để tự vẫn. Khi người nhà phát hiện và đưa đi cấp cứu thì cụ đã trong tình trạng co giật toàn thân, cứng các cơ và hôn mê. Dù đã được các bác sĩ Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cu Ba (Đồng Hới) tận tình cứu chữa, nhưng nạn nhân đã tử vong do bị nhiễm độc quá nặng.

Mới đây, báo mạng Thanh Niên (01/04/2016) đưa tin: Bệnh viện Lê Lợi (Tp.Vũng Tàu) đã cứu sống bệnh nhân Trương Văn M. (39 tuổi) bị ngộ độc Mã tiền. Anh M. thường đau nhức cơ thể nên đến thầy lang mua rượu thuốc xoa bóp có Mã tiền để dùng. Sau mỗi lần xoa bóp, anh M. lại uống nửa ly rượu thuốc này. Uống được 3 ngày, tối ngày thứ tư anh M. tiếp tục uống, đến nửa đêm thì bị lên cơn co giật, gồng người, ói ra thức ăn. Gia đình vội đưa đi cấp cứu. Một giờ sau, nạn nhân tiếp tục lên cơn co giật lần thứ hai, người tím tái khó thở. May được cứu chữa kịp thời nên đã qua cơn nguy kịch và sức khỏe được hồi phục.

http://www.vacne.org.vn/Upload/image/Anh10/MaTien%201.JPGNgười bị ngộ độc Mã tiền có biểu hiện sợ hãi, lo lắng, sợ ánh sáng và tiếng động. Sau đó xuất hiện các cơn co giật kiểu uốn ván, đầu nghẹo về phía sau, toàn thân co quắp, khó thở, mặt tái nhợt, răng cắn chặt. Nạn nhân dễ lên cơn co giật khi bị kích thích bởi ánh sáng hoặc tiếng động. Cuối cùng, hôn mê và chết do ngạt thở.  

Những nơi có cây Mã tiền mọc thì sẽ có quả và hạt của nó rơi xuống đất. Hạt Mã tiền khá đẹp, trẻ em thường nhặt chơi. Chính quyền và cán bộ Y tế địa phương nên hướng dẫn cho người dân biết đó là cây độc, nguy hiểm để tránh bị ngộ độc từ cây này.

 

Hình 5: Cây Mã tiền cổ thụ trong khuôn viên Am Bà Chúa, Diên Khánh, Khánh Hòa.   (nguồn: Internet)

 

Hoang nanChú ý: Trong chi Strychnos ở Việt Nam, ngoài loài Mã tiền nói trên, còn có loài Hoàng nàn, tên khác là Mã tiền lá quế (S. wallichiana Steud. ex DC.), cũng là một cây độc. Cây này là dây leo thân gỗ, trên cành có móc đơn dài 3-6cm, và hạt có hình dạng gần giống hạt Mã tiền, thường bị lẫn với hạt Mã tiền. Hạt Hoàng nàn cũng chứa các alcaloid độc. Vỏ Hoàng nàn là một vị thuốc được dùng trong Đông y để chữa bệnh phong hàn, tê thấp, chó dại cắn; có chứa khoảng 5% alcaloid toàn phần (tỷ lệ chất brucin nhiều hơn strychnin), cũng là thuốc độc bảng A, phải thận trọng khi sử dụng.

Hình 6: Hoàng nàn (nguồn: Internet)

TSKH. Trần Công Khánh

 

Lượt xem : 9914