Hai đường cong sặc sỡ bắc qua sân vận động Keepmoat, trong trận đấu giữa hai đội bóng Doncaster Rovers và Tottenham Hotspur.
|
Cầu vồng rực rỡ tại sân vận động Keepmoat, Anh. (Ảnh: Getty)
|
Cầu vồng được tạo ra do sự phản xạ và khúc xạ ánh sáng. Tia nắng mặt trời chiếu qua các hạt mưa và ánh sáng bị hắt ngược trở lại trước mắt người xem. Hạt mưa cũng hoạt động như một lăng kính, làm ánh sáng bị bẻ cong khi đi qua hạt nước và phân tán thành một dải quang phổ đầy đủ màu sắc từ đỏ tới chàm.
Theo Daily Mail, màu sắc cầu vồng tại sân vận động Keepmoat rất rõ bởi các hạt nước chỉ có kích cỡ 1-2 mm. Hạt mưa càng nhỏ thì cầu vồng càng rực rỡ.
|
Cầu vồng ở cao nhất khi mặt trời ở thấp nhất. (Ảnh: Empics)
|
Hiện tượng này thường rõ nhất vào lúc sáng sớm hoặc chiều muộn, khi mặt trời gần đường chân trời. Tuy nhiên, bạn sẽ không thể nhìn thấy cầu vồng vào buổi trưa mùa hè bởi ánh sáng rời hạt mưa ở góc 42 độ khi nó chuyển từ nước sang không khí. Góc này rất quan trọng bởi nó có nghĩa là cầu vồng sẽ không hình thành khi mặt trời cao hơn 42 độ trên bầu trời.
Để hình thành cầu vồng thứ hai, ánh sáng phải phản xạ hai lần qua giọt nước và tạo ra góc 51 độ. Đường cong bên ngoài thường mờ ảo hơn bởi khi tia sáng được phản xạ lần thứ hai, độ nét của nó chỉ bằng 1/10 so với lần đầu.