Cần bổ sung vào Báo cáo vấn đề Bảo vệ rừng, bảo tồn phát triển bền vững đa dạng sinh học
10/24/2015 6:35:00 PM
(VACNE) - Góp ý kiến xây dựng văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XII của GS. TSKH Đặng Huy Huỳnh, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam
GS. TSKH Đặng Huy Huỳnh, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam
Phần chung – Dự thảo Văn kiện trình bày đầy đủ, tổng quát kết quả thực hiện Nghị quyết đại hội XI (2011-2015) và nhìn lại 30 năm đổi mới (1986-2016) .
Kết quả là to lớn cả mặt kinh tế, xã hội và môi trường. Điều đó khẳng định 30 năm đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, với sự đồng thuận của Quốc hội, Chính phủ, của các cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Chúng ta đã vượt mọi khó khăn thách thức gặt hái được thành quả to lớn về mọi mặt, là tiền đề quan trọng để tiếp tục đổi mới phát triển trong những năm đến.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đến nhà chúc têt Giáo sư Đặng Huy Huỳnh năm 2014
I. Phần đánh giá tổng quát kết quả thực hiện nghị quyết đại hội đại hội XI (2011-2015) và nhìn lại 30 năm đổi mới (1986-2016).
1. Thành tích – đầy đủ
2. Vấn đề hạn chế, bức xúc tôi đề nghị bổ sung vấn đề kiểm tra giám sát việc chuyển đổi một số diện tích rừng nhất là rừng khộp đang sử dụng mục đích khác, trồng cao su, giao thông, thủy điện làm suy giảm đa dạng sinh học nghiêm trọng.
Tình trạng các loài thực vật, động vật quý hiếm có giá trị kinh tế đang có nguy cơ mất dần trong thiên nhiên. Ví dụ đánh giá 1217 loài thực vật (2014) đã có 4 loài bị tuyệt chủng ngoài tự nhiên, 201 loài cực kỳ nguy cấp (CR) 368 loài ở bậc nguy cấp (EN) về động vật đánh giá 899 loài có 4 loài đã bị tuyệt chủng ngoài tự nhiên, 4 loài đã bị tuyệt chủng hoàn toàn, 71 loài ở mức cực kỳ nguy cấp (CR) 188 loài ở bậc nguy cấp (EN) và 348 loài sẽ nguy cấp…
Chưa có cơ chế chính sách hữu hiệu huy động phát huy sức mạnh của cộng đồng tham gia bảo tồn đa dạng sinh học.
II. Mục tiêu nhiệm vụ tổng quát phát triển đất nước 2016-2020
Những vấn đề toàn cầu như: An ninh tài chính, an ninh năng lượng, an ninh nguồn nước, an ninh lương thực, biến đổi khí hậu, thiên tai… tôi đề nghị cần bổ sung vấn đề suy giảm tài nguyên đa dạng sinh học, rừng trên cạn, đất ngập nước, vùng biển bị suy giảm đang là nguy cơ lớn đối với an ninh môi trường.
Mục 2- Mục tiêu và nhiệm vụ phát triển đất nước 5 năm tới.
Nhiệm vụ tổng quát 5 năm tới đầy đủ, bao quát mọi lĩnh vực kinht ế - xã hội – môi trường. Tuy nhiên trong nhiệm vụ thứ 6 (trang 16) có đề tăng cường quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, chủ động phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu. Để nhấn mạnh nhiệm vụ này là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng trong phát triển bền vững. Cần bổ sung một câu “Bảo vệ rừng, bảo tồn phát triển bền vững đa dạng sinh học”, đây là vấn đề nóng trên toàn cầu mà các hội nghị môi trường toàn cầu đã đề cập.
Chính bảo tồn đa dạng sinh học là một yếu tố quan trọng để phòng chống thiên tai và ứng phó với BĐKH.
Các chỉ tiêu quan trọng phấn đấu đạt được 5 năm tới (trang 17, 18) mục C về môi trường đến năm 2020,… tỉ lệ che phủ rừng đạt 44 – 45%. Đề nghị bổ sung: Rừng nguyên sinh tuyệt đối được bảo vệ ở mức 0,57-0,6 triệu ha, bảo vệ rừng thông, diện tích rừng ngập mặn, thảm cỏ biển, ramsanhô, được duy trì, số lượng các VQG, khu BTTN, khu DS ASEAN, DST khu DTTN…. được bảo vệ tốt.
Cải thiện về chất lượng và số lượng các loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo tồn để phát triển, không để loài nào (ĐV, TV…) bị tuyệt chủng trong thiên nhiên.
Bảo đảm các nguồn gen bản địa không bị xói mòn.
Lưu giữ bảo tồn cho được các nguồn gen cây trồng, vật nuôi, vi sinh vật bản địa quý, hiếm có giá trị kinh tế.
Bảo vệ cho được 25% diện tích hệ sinh thái tự nhiên có tầm quan trong quốc tế, quốc gia bị suy thoái được phục hồi, đa dạng sinh học được bảo tồn và sử dụng bền vững, mang lại lợi ích thiết yếu cho cộng đồng góp phần quan trọng trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.
III. Đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước.
Mục IX - tăng cường quản lý tài nguyên bảo vệ môi trường, chủ động phòng chống thiên tai, ứng phó BĐKH.
1. Tình hình….. xin bổ sung: Việt Nam đã tham gia với tinh thần trách nhiệm cao với các tổ chức quốc tế về các lĩnh vực này.
2. Phương hướng, nhiệm vụ (trang 50).
Cần nêu đầy đủ tăng cường công tác quản lý tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học, vảo vệ môi trường.
Đẩy mạnh điều tra, đánh giá tiềm năng, trữ lượng… thực trạng xu hướng diễn biến các nguồn tài nguyên quốc gia: Tài nguyên khoáng sản, tài nguyên nước…, tài nguyên biển, tài nguyên đa dạng sinh học.
Kiểm soát ngăn chặn tình trạng khai thác, vận chuyển, buôn bán và tiêu thụ bất hợp pháp các loài động vật, thực vật quý hiếm có nguy cơ bị đe dọa. đây là vấn đề nóng, nổi cộm trong các năm gần đây.
Ngăn ngừa kiểm soát và phòng trừ hiệu quả các loài sinh vật ngoại lai xâm hại gây ảnh hưởng đến môi trường, đa dạng sinh học và sức khỏe cộng đồng phải được đề cập trong mục quản lý tài nguyên.
Quản lý nhà nước về đa dạng sinh học cần quy về một mối thống nhất.
Phát huy vai trò của cộng đồng trong giám sát, quản lý, bảo tồn Đ DSH.
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
Lượt xem : 1989