Vietnamese English
Các nhà bảo vệ thiên nhiên môi trường Việt Nam rất quan tâm tới Sinh vật biến đổi gen

8/28/2009 10:40:00 PM

Các nhà bảo vệ thiên nhiên môi trường Việt Nam rất quan tâm tới Sinh vật biến đổi gen và quản lý an toàn sinh học, bởi hiệu quả cực kỳ to lớn do công nghệ sinh học đã mang lại cho con người trong những năm gần đây, nhất là những sinh vật được biến đổi gen.

Điều này thể hiện khá rõ, khi có tới hàng trăm nhà sinh học, nhà báo, luật sư, các nhà hoạt động xã hội của Việt Nam tham gia hội thảo về chủ đề này, do Tổng cục Môi trường (Bộ TN&MT) và Viện Công nghệ sinh học (Viện KHCNVN) phối hợp tổ chức tại Hà Nội vào ngày 28/8/2009.
        Ông Nguyễn Xuân Cường, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng cho rằng: sự hấp dẫn của hội thảo này không chỉ dừng lại bởi lần đầu tiên vấn đề này được đưa ra trao đổi rộng rãi tại Việt Nam, nhằm bổ sung cho dự thảo Nghị định của Chính phủ về An toàn sinh học đối với Công nghệ biến đổi gen, thực hiện tốt Pháp lệnh về an toàn thực phẩm, Luật Đa dạng sinh học, Luật BVMT…mà nó thực sự còn là vấn đề rất hấp dẫn trong giai đoạn hiện nay. Bởi hầu như ai cũng nhận ra những hiệu quả to lớn từ công nghệ sinh học mang lại, nhất là những sinh vật được biến đổi gen cho con người trong thời gian gần đây. Nhưng dưới góc nhìn khoa học, với thái độ  thẳng thắn và tinh thần trách nhiệm cao, chúng ta không thể xem thường những lời cảnh báo về mặt trái của công nghệ sinh học. Vì thế, tại Hội thảo này các nhà khoa học, nhất là các nhà sinh học, các nhà bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam cần chia sẻ thông tin và đưa ra những giải pháphữu hiệu, nhằm giảm thiểu những nguy cơ rủi ro có thể gây ra từ những sinh vật biến đổi gen. Ông Phùng Văn Vui,Cục trưởng, Cục Bảo tồn Đa dạng sinh học cũng thống nhất quan điểm này và cho rằng: mặc dù chúng ta ủng hộ việc nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sinh học (kể cả việc tạo ra những sinh vật bằng phương pháp biến đổi gen), bởi nhờ đó cuộc sống của loài người đã bớt khó khăn, nhờ có nhiều các giống vật nuôi, cây trồng có năng suất, chất lượng cao, có khả năng kháng sâu bệnh và có nhiều loại vac-xin, dược liệu mới…; đồng thời hầu như chưa có minh chứng khoa học nào về những sinh vật biến đổi gen đã gây ra sự cố lớn cho thiên nhiên, môi trường trái đất, nhưng chúng ta vẫn phải hết sức đề phòng với những rủi ro tiềm ẩn do sinh vật biến đổi gen gây ra cho con người, gây tổn hại đến đa dạng sinh học và môi trường. Những hành động này, không chỉ bởi đại diện Chính phủ Việt Nam đã chính thức ký Nghị định thư Cartagenna về An toàn sinh học từ ngày 19/3/2004, mà chính chúng ta đang rất cần xây dựng một nền kinh tế phát triền an toàn, bền vững./.

 Q.C

 

Lượt xem : 2270