Vietnamese English
Bộ Tài nguyên và Môi trường: Người gây ô nhiễm phải trả tiền

1/17/2020 9:27:00 AM

Bộ Tài nguyên và Môi trường yêu cầu hoàn thiện chính sách pháp luật, tăng cường các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường theo nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền; thiết lập cơ chế sàng lọc dự án từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư, phòng ngừa, giảm thiểu, kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm.

 Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa ký ban hành chương trình hành động thực hiện Nghị quyết của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và Dự toán ngân sách Nhà nước năm 2020.



Dự báo trong thời gian tới, biến đổi khí hậu, 
thiên tai diễn biến nhanh; các tác động dài hạn đã được dự báo, nhận diện, tuy nhiên những tác động ngắn hạn là khó lường, khó dự báo do tính thất thường, cực đoan.

Tình trạng thiếu bùn, cát, thiếu nước, xâm nhập mặn sẽ còn tiếp diễn nghiêm trọng, tác động tiêu cực đến 
phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long, duyên hải Nam Trung Bộ sẽ tiếp tục tiếp diễn như thời gian qua. Tình trạng thiều nước cũng sẽ, đã và đang xảy ra ở ngay cả khu vực đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên.

Bộ Tài nguyên và Môi trường yêu cầu các đơn vị trực thuộc Bộ, Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nâng cao tinh thần trách nhiệm, tập trung thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ chủ yếu sau:

Tập trung hoàn thiện thể chế tạo đột phá giải phóng nguồn lực tài nguyên, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh, giải quyết các vấn đề xã hội, bảo vệ môi trường cho phát triển bền vững; Đào tạo, đào tạo lại đội ngũ cán bộ, phát triển nguồn nhân lực, xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học đầu ngành, chú trọng tăng cường năng lực cho cấp địa phương.

Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; hoàn thành việc rà soát, cắt giảm thực chất 50% số mặt hàng thuộc danh mục kiểm tra chuyên ngành. Tăng cường thanh tra đột xuất để giải quyết tình trạng nhũng nhiễu, hành dân gây bức xúc trong dư luận.

Ứng dụng công nghệ thông tin, internet kết nối vạn vật trong quản lý tài nguyên và môi trường; giám sát thông minh, tự động hóa trong quan trắc mức độ ô nhiễm, các yếu tố môi trường như nước thải, không khí, áp dụng trong dự báo cảnh báo khí tượng thủy văn kết nối mặt đất với vệ tinh.

Tiết kiệm chi thường xuyên, không bố trí cho các nhiệm vụ chưa thực sự cấp thiết; hạn chế mua sắm xe ô tô công và trang thiết bị đắt tiền, tiết kiệm tối đa chi phí tổ chức hội nghị, lễ hội, hội thảo, khánh thiết, công tác nước ngoài.

Trong lĩnh vực môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường yêu cầu hoàn thiện chính sách pháp luật, tăng cường các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường theo nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền; thiết lập cơ chế sàng lọc dự án từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư, phòng ngừa, giảm thiểu, kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm; bảo vệ các khu vực nhạy cảm về môi trường; khuyến khích phát triển công nghiệp môi trường, tăng cường tái chế, tái sử dụng chất thải.

Ban hành các quy chuẩn, tiêu chuẩn môi trường phù hợp chuẩn mực khu vực và quốc tế; xây dựng lộ trình áp dụng để thiết lập hàng rào kỹ thuật ngăn ngừa nguy cơ ô nhiễm môi trường vào Việt Nam. Xây dựng cơ chế, chính sách để điều chỉnh hành vi tiêu dùng, quy định trách nhiệm của nhà sản xuất, phân phối trong thu hồi, tái chế các sản phẩm thải bỏ, khuyến khích phát triển sản phẩm, nhiên liệu, nguyên liệu thân thiện với môi trường.

Nguồn: Laodong

Lượt xem : 1408