Vietnamese English
Bình đẳng giới trong phát triển thủy điện

9/12/2013 11:11:00 AM

(VACNE)-Ngày 11/9 tại Hà Nội, Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh (GreenID) phối hợp với Tổ chức Oxfam tổ chức hội thảo “Bình đẳng giới trong phát triển thủy điện” ngày 11/9 tại Hà Nội.

 
 
 
 
Sông ngòi là một phần quan trọng trong đời sống, sản xuất nông nghiệp và đánh bắt thủy sản của nhiều cộng đồng Mekong. Trong các cộng đồng này, nam giới và phụ nữ có vai trò và trách nhiệm khác nhau trong những thay đổi của sông ngòi, đồng thời họ cũng chịu ảnh hưởng bởi tài nguyên thiên nhiên một cách khác nhau.
 
Phát triển thủy điện sẽ tạo ra sự biến động lớn đối với các con sông; môi trường, con người đặc biệt là những người mà cuộc sống của họ phụ thuộc chính vào con sông ấy. Nói một cách đơn giản là nó sẽ ảnh hưởng tới bình đẳng giới.
 
Ông Virginia Simpson, tác giả báo cáo đánh giá chính sách quốc gia về thủy điện và giới – Việt Nam, khẳng định thủy điện đóng góp vào đời sống nhưng đồng thời cũng gây ra những tác động tiêu cực như tái định cư, chất lượng cuộc sống của người dân trong khu vực.
 
Đối với phát triển bền vững, việc tìm hiểu về giới trong các khía cạnh của sông ngòi và các dự án có vai trò quan trọng. Nhờ thực hiện đánh giá tác động về giới (GIA) các công ty có thể đảm bảo các dự án và hoạt động của họ tôn trọng quyền của nam giới và phụ nữ, và chính phủ, cùng đối tác kinh doanh của họ hiểu một cách đầy đủ các chi phí và lợi ích tiềm năng liên quan tới một dự án.
 
Hiện nay phụ nữ chưa được tham gia một cách bình đẳng vào sự phát triển thủy điện và đặc biệt là quá trình đưa ra quyết định. Dự án này nhằm cung cấp một không gian thảo luận về giới đi đầu bởi phụ nữ các bên liên quan thông qua quá trình tham vấn; xem xét một bản dự thảo công cụ đánh giá tác động về giới áp dụng cho thủy điện. 
 
Để có sự xem xét và sở hữu toàn diện về các công cụ này, cần có sự tham gia đông đảo của các bên liên quan vào việc chia sẻ ý kiến và kinh nghiệm, Oxfarm và đối tác khu vực của mình là GreenID tổ chức một cuộc hội thảo tham vấn quốc gia nhằm thu thập ý kiến đóng góp từ các bên liên quan bao gồm các cơ quan chính phủ, khu vực tư nhân và các tổ chức xã hội về việc xem xét chính sách và dự thảo đánh giá tác động về giới của thủy điện.
 
Báo cáo đánh giá chính sách quốc gia về thủy điện và giới – Việt Nam do hai tác giả Virginia Simpson và Michael Simpson thực hiện khẳng định phát triển thủy điện đã mang đến những cải thiện trong cuộc sống của các cộng đồng bị ảnh hưởng bởi những con đập, bao gồm cả phụ nữ. Khối lượng công việc của phụ nữ được giảm bớt nhờ những tiếp cận mới như điện, hoặc phụ nữ có thể có được nhiều quyền đối với đất đai trong quá trình tái định cư. Tuy nhiên, trong một số trường hợp khác, người dân địa phương phải đối mặt với việc di dời và mất quyền sử dụng tài nguyên thiên nhiên.
 
Theo Virginia Simpson, việc tuân thủ các chính sách an toàn của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) trong dự án Sông Bung 4 đã chứng minh là sự phát triển và ứng dụng cẩn thận của các chính sách cụ thể về giới trong thủy điện đồng nghĩa với việc dự án thủy điện có khả năng đóng góp tích cực trong việc cải thiện cuộc sống của phụ nữ và Việt Nam có khả năng mang đến bình đẳng giới trong thủy điện.
 
Nhìn chung nghiên cứu toàn cầu đã chỉ ra rằng bất bình đẳng giới thường trở nên trầm trọng hơn do việc xây dựng các con đập, có nghĩa là lợi ích của thủy điện dành cho nam giới nhiều hơn, trong khi các tác động tiêu cực dành nhiều cho phụ nữ.
 
Michael Simpson nhìn nhận nếu dự án nắm được đầy đủ các tác động cho phụ nữ và nam giới thì sẽ giúp giảm rủi ro và tạo ra nhiều kết quả công bằng bền vững hơn.
 
Mai Anh
 
 
 

Lượt xem : 1457