Trong bối cảnh hiện nay, khi các nước đang gặp phải những thách thức như: Giá cả lương thực tăng cao, sự bùng nổ về dân số, tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt, an ninh năng lượng bị đe dọa, diện tích đất nông nghiệp ngày một thu hẹp... làm cho bài toán an ninh lương thực càng trở nên cấp bách.
Những quan ngại về một cuộc
khủng hoảng lương thực đã được các nước đưa ra bàn bạc và thảo luận từ nhiều năm trước. Vào năm 1996, tại Hội nghị Thượng đỉnh Lương thực thế giới, các nhà Lãnh đạo cao cấp của 186 nước đã cam kết, đến năm 2015 sẽ giảm một nửa số người bị đói trên thế giới (tức là giảm 20 triệu người bị đói mỗi năm).
Thế nhung, hiện nay, thế giới có khoảng 870 triệu người bị đói mỗi ngày và số người bị đói sẽ không ngừng tăng lên. Đặc biệt, những người nghèo đói phần lớn tại là nông dân - những người sản xuất ra
lương thực, thực phẩm.
Đáng lo ngại hơn là tình trạng thiếu thực phẩm có thể dẫn đến nhiều bất ổn, nạn đói và sô lượng dân di cư gia tăng, nhất là tại các nước nghèo ở châu Phi như Malawi, Niger và Ethiopia, nhũng nước có tốc độ dân số phát triển nhanh nhất thế giới. Trong đó, trẻ em là đôi tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất, ước tính, mỗi năm có khoảng 5,6 triệu trẻ em (dưới 5 tuổi) trên thế giới chết vì đói.
Theo dự đoán, đến năm 2050, dân số thế giới sẽ lên tới 9 tỷ người và việc sản xuất đủ lượng thực cung cấp cho lượng dân số "khổng lồ" này là một thách thức không nhỏ đối vói các quốc gia trên thế giới.
Vậy nhân loại cần làm gì để tránh nguy cơ
khủng hoảng lương thực trong thời gian tới, đặc biệt là ở các thành phố lớn trong khi quỹ đất nông nghiệp có hạn và có nguy cơ thu hẹp dần trong bối cảnh biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng cao?
Báo cáo của ImechE cho rằng nếu mọi người trên thế giới có ý thức hơn trong việc gìn giữ, bảo quản lương thực, thực phẩm, giảm tôi đa số hàng bị lãng phí sẽ giúp hàng triệu người không bị đói.
Việc hạn chế tối đa sự lãng phí lương thực không chỉ cải thiện hệ thống cung cấp nước, tăng hiệu quả sử dụng hệ sinh thái, mà còn tạo ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp hướng tói phương thức sản xuất - tiêu dùng bền vững, lành mạnh hơn.
Thông qua báo cáo của mình, ImechE kêu gọi các nước, các tổ chức, doanh nghiệp, nhà sản xuất và người dân hãy cùng họp tác, tuyên truyền, vận động mọi người trên toàn thê giới áp dụng các biện pháp tránh lãng phí thực phẩm; Giảm tối đa các hoạt động sản xuất lương thực, thực phẩm gây hại cho môi trường; Thực hiện phong cách sống tiêu dùng bền vững; Sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách hài hòa, họp lý; Sử dụng sản phẩm được sản xuất theo quy trình, công nghệ thân thiện vói môi trường.
Còn Tổ chức WorldWatch vạch ra 6 giải pháp sử dụng đất và nước một cách bền vững nhằm giúp cho sản xuất
lương thực thực phẩm thích ứng được với biến đổi khí hậu và cả giảm thiểu tác động của nó. Những giải pháp này bao gồm nông lâm kết hợp, trồng cây để giảm xói mòn, loại bỏ carbon dioxide từ không khí và giữ cho đất được tươi tốt. Cây cũng tạo ra bóng mát cho gia súc, môi trường sống thích hợp cho động vật hoang dã. Trồng cây che phủ sẽ làm cho đất ít bị nhiệt, từ đó dẫn tới ít hạn hán và sâu bệnh.
Vấn đề an ninh lương thực đang đặt ra nhiều thách thức phức tạp, trở thành một vấn đề cốt lõi của tăng trưởng kinh tế bền vững trong thế kỷ 21, đòi hỏi tất cả các quốc gia, khu vực cần tăng cường hợp tác ở cấp độ toàn cầu, liên khu vực và khu vực cũng như song phương nhằm giải bài toán hóc búa của nhân loại này.
Việc bảo đảm
an ninh lương thực quốc gia được nhiều nước đặt lên vai trò quan trọng trong chương trình nghị sự và hành động của quốc gia mình đặc biệt là việc ưu tiên phát triển nông nghiệp. Trong thời đại ngày nay, vấn đề an ninh lương thực còn là vấn đề toàn cầu[4] và là mối quan tâm chung của toàn nhân loại với sự ảnh hưởng của hiện tượng biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường và sự gia tăng dân số.