Vietnamese English
Bài số 23: Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam: 7 năm nhìn lại và con đường phía trước

4/21/2017 11:29:00 AM

VACNE: Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam do Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam khởi xướng và tổ chức thực hiện trong 7 năm qua đã thu được kết quả rất tốt đẹp. Cùng nhìn lại các kết quả đã đạt được và định hướng sắp tới của VACNE đối với sự kiện này.

I. Sự kiện

1. Phát động Sự kiện: Ngày 18 tháng 3 năm 2010.

2. Sơ kết 3 năm: Ngày 12 tháng 10 năm 2012, quận Tây Hồ, Hà Nội.

3. Tổng kết 5 năm: Ngày 19 tháng 4 năm 2015, thành phố Việt Trì, Phú Thọ.

4. Các Hội thảo khoa học về chăm sóc Cây Di sản: Nam Định (2012), Phú Thọ (2013, 2014), Đà Nẵng (2015).

5. Sự kiện được ghi nhận trong Kế hoạch hợp tác giữa Liên hiệp hội Việt Nam và Tổng cục Lâm nghiệp từ Kế hoạch 2014 - 2015; trong kế hoạch của Tổng cục Môi trường từ năm 2015.

6. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường tặng Bằng khen Hội “Vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác bảo tồn đa dạng sinh học giai đoạn 2010 - 2015”.

7. Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam tặng Bằng khen cho Hội “đã có thành tích xuất sắc trong hoạt động bảo tồn Cây Di sản Việt Nam giai đoạn 2010-2016, góp phần phát triển Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam”

Hội nghị tổng kết 3 năm Sự kiện Bảo tồn CDS tại Tây Hồ, Hà Nội

 

II. Kết quả

1. Số lượng cây đã được công nhận Cây Di sản Việt Nam: 2.671 cây.

2. Số loài Cây Di sản Việt Nam: trên 100 loài.

3. Số tỉnh, thành phố trực thuộc đã có Cây Di sản: 52.

4. Góp phần tạo nguồn sinh kế, phát triển du lịch bền vững.

5. Góp phần xây dựng văn hóa môi trường tiên tiến.

6. Cộng đồng phấn khởi, đoàn kết, tin tưởng.

7. Mở ra hướng nghiên cứu, chăm sóc cây cổ thụ.

Bản đồ phân bố Cây Di sản Việt Nam tính đến tháng 3/2017

 

III. “Kỷ lục” Cây Di sản

1. Cây lâu năm nhất: Cây táu Việt Trì, 2.200 năm tuổi theo phả hệ.

2. Cây pơmu Tây Giang, Quảng Nam 1.500 năm tuổi theo phương pháp đếm vòng sinh trưởng.

3. Cây cao nhất, thân đơn to nhất: Cây sa mu Vườn quốc gia Pù Mát cao 73 m, đường kính 5,5 m.

4. Cây rễ phụ có chu vi lớn nhất: Cây đa đền Thượng, Lào Cai, 44 m

5. Cây nằm ở độ cao nhất: Cây đỗ quyên cành thô của Vườn quốc gia Hoàng Liên, 2.700 m.

6. Địa phương có số lượng Cây di sản nhiều nhất: Quần thể Pơ mu Tây Giang, Quảng Nam nhất, 725 cây

7. Các đảo có Cây Di sản: Hòn Dấu, Cù lao Chàm, Lý Sơn, Nam Yết, Sinh Tồn, Sơn Ca, Trường Sa Lớn, Côn Đảo.


Cây Sa mu dầu ở VQG Pù Mát, Nghệ An

 

IV. Truyền thông Cây Di sản

1. Mục Bảo tồn Cây Di sản trên trang web vacne.org.vn của Hội: đã đăng tổng cộng 1.380 bài, tin, phóng sự ảnh.

2. Phát hành sách “Cây Di sản Việt Nam”, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, Tập 1 năm 2015, tập 2 năm 2017.

3. Báo “Cửa sổ văn hóa Việt Nam” song ngữ Việt - Anh xuất bản chuyên đề Cây Di sản Việt Nam, số tháng 6, năm 2014.

4. Phát hành phim “Cây Di sản – nét đặc sắc văn hóa Việt” năm 2013.

5. Triển lãm ảnh Cây Di sản Việt Nam nhân kỷ niệm Ngày Quốc tế đa dạng sinh học 22/5/2015.

6. Nhiều báo, đài, tivi, trang điện tử Trung ương và địa phương đưa tin.

7. Cuộc thi “Viết về cây cổ thụ - Cây Di sản Việt Nam” tổ chức năm 2015 đã thành công với trên 200 bài của hơn 100 tác giả từ khắp các vùng miền đất nước tham dự.

 

V. Phấn đấu năm 2017

1. Tổ chức Tọa đàm/Hội thảo Chăm sóc Cây Di sản.

2. Phối hợp tốt hơn, rộng hơn trong tổ chức Sự kiện.

3. Nhiều cây hơn, nhiều loài hơn được công nhận Cây Di sản.

4. Thu hẹp hơn số lượng các tỉnh, thành phố không có Cây Di sản.

5. Kết hợp phương án trồng mới, trồng bổ sung tại các địa điểm có Cây Di sản

6. Đưa thông tin Cây Di sản Việt Nam vào mạng Google, vào tạp chí Bầu trời rộng mở (Open Sky) và các ấn phẩm khác khi có điều kiện.

7. Cố gắng xuất bản tiếp các tập Cây Di sản Việt Nam theo các kịch bản khác nhau.


Lãnh đạo VACNE cùng đại diện các địa phương trồng cây tại Đền Hùng

 

VI. Bảo tồn Phát triển bền vững Sự kiện

1. Cây Di sản khắp mọi nơi.

2. Chú trọng chăm sóc chu đáo, khoa học kéo dài tuổi thọ Cây Di sản.

3. Đề xuất tổ chức nghiên cứu nhân giống phát triển Cây Di sản.

4. Bảo tồn Cây Di sản – nét văn hóa môi trường tiên tiến Việt Nam.

5. Động lực cải thiện sinh kế, phát triển du lịch.

6. Tác nhân hợp tác khu vực, hội nhập quốc tế.

7. Đề tài nghiên cứu khoa học, luận văn, luận án cao học, luận án tiến sỹ



Chuyên gia nước ngoài và chuyên gia Việt Nam thăm khám bệnh Cây Di sản

 

VII. Những việc cần chú ý

1. Hoàn thiện tiêu chí Cây Di sản Việt Nam

2. Kiện toàn Hội đồng Cây Di sản Việt Nam

3. Xuất bản ấn phẩm chăm sóc Cây cổ thụ - Cây Di sản

4. Bảo đảm tính pháp lý cho sự kiện

5. Phát huy vai trò Câu lạc bộ Đạp xe truyền thông môi trường kết nối Cây Di sản

6. Vận động tổ chức các hội thảo về Cây Di sản – Cây cổ thụ

7. Mở rộng hợp tác quốc tế bảo tồn Cây Di sản – Cây cổ thụ


Đoàn đạp xe kết nối Cây Di sản cùng nhân dân địa phương dọn dẹp vệ sinh cho Cây Di sản

Văn phòng VACNE

Lượt xem : 2620