Vietnamese English
Bài số 20: Tiếp tục tôn vinh nghệ nhân và cây cổ thụ trong phạm vi hoạt động xã hội nghề nghiệp phù hợp với các quy định của pháp luật và Điều lệ Hội

4/5/2017 2:40:00 PM

(VACNE, 5/4) - Đây là bài viết của tác giả Quyết Tuấn, cùng tư liệu ảnh của Hội Sinh vật cảnh Việt Nam do Vương Xuân Nguyên có địa chỉ Email: a0912563309@gmail.com vừa gửi đến Hội BVTN&MT Việt Nam, chúng tôi xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.

Tiếp tục tôn vinh nghệ nhân và cây cổ thụ trong phạm vi hoạt động xã hội nghề nghiệp phù hợp với các quy định của pháp luật và Điều lệ Hội

 

Quyết Tuấn



 

 

TS.Tạ Quang Ngọc – Nguyên ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Thường trực Trung ương Hội SVC Việt Nam trao chứng nhận tôn vinh cây Bồ Đề cổ thụ cây tiêu biểu gắn với những giá trị di tích lịch sử văn hóa tại thôn Duyên Giang, xã Châu Giang cần phải được các cấp Hội, hội viên tích cực tham gia chăm sóc bảo vệ  theo đúng các quy định của pháp luật và Điều lệ Hội. 

 

Đó là khẳng định của lãnh đạo Hội Sinh vật cảnh Việt Nam (Hội) với các hội thành viên, cán bộ, hội viên đang có nhiều việc làm thiết thực góp phần cùng các tổ chức và nhân dân bảo tồn, chăm sóc cây cổ thụ, cây bóng mát, cây gắn với các giá trị văn hóa, di tích lịch sử, cây do Bác Hồ và các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước trồng trên mọi miền Đất nước.


Như tin đã đưa, ngay sau khi Bộ VH-TT&DL có văn bản yêu cầu Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam, Hội Sinh vật cảnh Việt Nam dừng tổ chức vinh danh công nhận “Cây di sản”; cấp bằng cho hệ thống đền đạt chuẩn hóa đền thờ Tam, Tứ phủ theo nghi lễ văn hóa truyền thống Việt Nam; bằng công nhận “Việt Nam Linh thiêng cổ tự”; bằng chứng nhận “Nghệ nhân văn hóa dân gian”, bằng chứng nhận tôn vinh “Nghệ nhân” khi những hoạt động này chưa có quy định pháp luật cho phép thực hiện, ngày 16/03/2016 Hộiđã có văn bản số 16/2017/QĐ – SVC yêu cầu Bộ VH-TT&DL xem xét lại văn bản nêu trên để có sự chỉ đạo đúng đắn với tư cách là cơ quan quản lý nhà nước.


Công văn phản hồi của Hội đã khẳng định: việc tôn vinh cây cổ thụ và nghệ nhân sinh vật cảnh phù hợp với văn bản pháp luật hiện hành, ý kiến chỉ đạo của các cơ quan quản lý, cũng như tôn chỉ mục đích hoạt động của Hội. Đồng thời, Hội cũng khẳng định: Hội không hề thu tiền cho hoạt động này và kịch liệt phản đối và lên án việc thương mại hóa, lợi dụng danh nghĩa tổ chức hay cá nhân nhằm trục lợi dưới mọi hình thức.Ngoài ra, Hội cũng cho biết: Việc phong tặng danh hiệu "nghệ nhân sinh vật cảnh" đã được tổ chức này tiến hành từ nhiều năm trước để tôn vinh những cá nhân sáng tạo ra các sản phẩm Sinh vật cảnh.


Tuy nhiên đến thời điểm chiều ngày 04/04/2017, Hội Sinh vật cảnh Việt Nam vẫn chưa nhận được văn bản phản hồi chính thức của Bộ VH-TT&DL về nội dung đề nghị trên. Trong khi văn bản của Bộ VH-TT&DLđã gửi tới cácđịa phương gây ra cách hiểu không thống nhất, tổn hại đến uy tín và danh dự của các tổ chức, cá nhân có liên quan.


Về nội dung này, nhiều chuyên gia cho rằng: Công văn của Bộ VH,TT&DL ra đời trong bối cảnh dư luận từng phản ánh về việc nhiều doanh nghiệp tự ý xét tặng danh hiệu để trục lợi. Tuy nhiên, công văn của Bộ không cụ thể, rõ ràng, thậm chí còn nhầm lẫn và đánh đồng giữa những danh hiệu được xét tặng một cách phi lợi nhuận và có giá trị tích cực với cộng đồng với một số hiện tượng tiêu cực trong xã hội.

 

Đặc biệt gần đây, TS. Nguyễn Văn Phương, Trường Đại học Luật Hà Nội đã khẳng định: “Điều 4; 6 và 145 Luật Bảo vệ môi trường 2014 quy định, “Bảo vệ môi trường là trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân”; Nhà nước khuyến khích các hoạt động bảo vệ môi trường như “vận động mọi người tham gia bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và đa dạng sinh học” và  tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp có trách nhiệm “Tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường”. Tương tự như vậy, Luật Đa dạng sinh học 2008 cũng quy định: “Bảo tồn đa dạng sinh học là trách nhiệm của Nhà nước và mọi tổ chức, cá nhân” (Điều 4); Nhà nước khuyến khích việc “Phát huy nguồn lực trong nước, ngoài nước để bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học” (Điều 6) và “Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư lưu giữ và bảo quản lâu dài  mẫu vật di truyền để hình thành ngân hàng gen phục vụ công tác bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển kinh tế - xã hội” (Điều 62).  Hành vi “đề nghị UBND các tỉnh thành phố chỉ đạo các cơ quan chức năng “không tổ chức các hoạt động nêu trên” (được hiểu là hoạt động công nhận các danh hiệu của các tổ chức xã hội nghề nghiệp) của Công văn 932/BVHTTDL là hành vi trái pháp luật. Theo nguyên tắc chung của pháp luật thì các hành vi không vi phạm pháp luật của tổ chức, cá nhân đều được thực hiện và được Nhà nước bảo hộ, bảo vệ để thực hiện. Mọi hành vi cản trở hoặc đề nghị, yêu cầu người khác cản trở hành vi hợp pháp của tổ chức, cá nhân đều là hành vi vi phạm pháp luật”./.

Lượt xem : 2157