Bài số 13: Cây Nghiến Văn Thụ
3/23/2017 1:32:00 PM
(VACNE) - Đây là bài viết của Lã Vinh vừa gửi tới Website của Hội BVTN&MT Việt Nam, bày tỏ quan điểm ủng hộ sự kiện Cây Di sản và cho biết: bài này đã đăng trên Tạp chí Văn hóa và Báo Cao Bằng, xin trân trọng giới thiệu cùng đọc giả.
Từ trụ sỏ xã vượt qua dãy núi đất Khau Rằng, nhìn lên phía trứơc là dãy núi đá vôi cao đồ sộ chạy dài như một bức tường thành sừng sững . Theo con đừơng rải đá leo dốc qua những vòng cua gấp khúc mới mở, lên Mò Gẹn gập gềnh chúng tôi đến Văn Thụ (một xóm vùng cao xã Nam Tuấn huyện Hòa An - Cao Bằng ) vùng đất lục khu tiếp giáp giũa vùng đồng với vùng cao này vẫn còn mang nét hoang sơ. Đây là địa bàn sinh sống lâu đời của đồng bào dân tộc Mông. Do địa hình chia cắt nên dân cư sống rải rác thành nhiều xóm nhỏ, mỗi xóm cách nhau một quãng đèo, len lỏi theo những con đừơng mòn gồ ghề đá núi.
Từ trên cao nhìn xuống, Văn Thụ giống như một cái lòng chảo, con đừơng ô tô chạy men theo vành chảo, nhưng chưa thể xuống được đến đáy, chỉ nghe tiếng mõ bò leng keng, tiếng trẻ em í ới vọng lên dội vào vách đá, nghe âm u rồi chìm lắng trong khoảng không gian mênh mông. Trạm công tác của độị cán bộ huyện tăng cường nằm trên đèo Yên ngựa, nơi ngã 3 chia đi các xóm. Thành phần đội công tác gồm có Công an, Kiểm lâm, Dân vận, Mặt trận và các tổ chức đoàn thể, đã cắm chốt ỏ đây hơn một năm để làm nhiệm vụ giúp đỡ bà con nhân dân giũ gìn an ninh trật tự và xây dựng đời sống văn hóa. Sau mấy câu chuyện gợi mở làm quen và tìm hiểu về tình hình đời sông của bà con dân bản, Ông Lý văn Sinh, bí thư chi bộ bỗng nảy ra ý định mời chúng tôi đi xem cây Nghiến cổ thụ nơi đặt hòm thư bí mật. Lại thêm một quãng đèo xuyên nghiêng sườn núi dốc, đang độ cuối thu, màu xanh trên nương đã ngả sang màu vàng , những vạt ngô thu đang thì trổ lá nhưng do trời hạn hanh khô nên cuống lá cũng đã úa vàng, xem ra khó lòng trổ cờ ra bắp; có lẽ bà con trồng ngô thu, cốt để lấy cỏ chăn bò cho mùa đông.
Người dân xóm Văn Thụ chăn nuôi trâu, bò vỗ béo, cho thu nhập cao.
Nhìn các dãy chuồng bò bằng gỗ đóng khung lát sàn khô ráo, chứng tôi nghĩ nuôi bò là một thế mạnh đựơc bà con ỏ đây quan tâm chăm chút ,nhà nào cũng nuôi vài con bò, Người Mông chăm sóc con bò kỹ như chăm lũ trẻ , có nhà nuôi kèm theo dê . Nhờ địa thế xung quanh là nứi cao bao bọc tạo thành một hàng rào tự nhiên ,lại có nhiều loại cây Lá Han mọc trên núi đá vốn là nguồn thức ăn thích hợp cho bộ guốc chẵn này sinh trủơng và phát triên nơi môi trừong hoang dã , nên ở đây có thể phát triển cả đàn dê núi.
Theo ông Sinh thì từ bao đời nay , mồ hôi của đá núi đã nuôi dưõng nên nương bí nương ngô và cả rừng Nghiến rừng Trai cứng cáp . Nhưng rất tiếc là do một thời ấu trĩ ,hám lợi tức thì thi nhau chặt phá... Nên đến nay chỉ còn giữ đựơc một cây Nghiến cổ thụ ỏ trúơc làng. Gốc cây Nghiến này có nhiều hốc đá ăn thông theo rễ cây chính là địa điểm đặt hộp thư bí mật để liên lạc với các bác Phạm văn Đồng ,Võ Nguyên Giáp , Hoàng văn Thụ, Vũ Anh Từ nhỏ ông đã được già làng trưởng bản nhắc nhở :Phải cố gắng giữ gìn bảo vệ để nhớ kỷ niệm một thời cả làng đi theo cách mạng kháng chiến...
Để kiểm chứng lời ông Sinh. Chúng tôi đã lần giỏ lại cuốn lịch sử Đảng bộ tỉnh Cao bằng , đến lịch sử đảng bộ Huyện Hà Quảng huyên Hòa an và cả du địa chí xã Nam Tuấn đều có ghi: Tháng 4 /1941 các đồng chí Vũ Anh Hoàng văn Thụ, đã triệu tập hội nghị cán bộ của các châu Hà Quảng Hòa An Nguyen Bình để đánh giá kết quả và rút kinh nghiệm công tác xây dựng mặt trận Việt Minh hoàn toàn , lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã đến thăm và chỉ đạo: Phải tổ chức các trạm giao thông liên lạc từ tỉnh xuống tới châu, xã tạo thành hành lang thông suốt từ Lục khu đến vùng đồng và nối với các tỉnh miền xuôi.
Văn Thụ thời ấy còn rừng sâu núi thẳm điệp trùng, lại là nơi giáp ranh giũa vùng cao với vùng đồng, đây chính địa bàn họat động của các đồng chí Phạm văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Vũ Anh, Hoàng văn Thụ . .. đã xây dựng đựơc các cơ sở cách mạng quần chúng sâu rộng
Tại nhà anh Sùng văn Bằng cháu nội của ông Sùng Văn Páo (Bí danh là Sung Mì Ké) nguyên là cán bộ lão thành cách mạng, chúng tôi đã đựơc xem những kỷ vật đựơc gia đình gói ghém cẩn thận cất dưới đáy chiếc Lù cở ám nâu màu khói bếp, treo ngay ngắn lên cột nóc ngôi nhà . .. Trong đó có tấm Huy hiệu Bác Hồ sáng màu vàng chanh, huy hiệu 50 tuổi đảng của ông Mì Ké, cùng với những câu chuyện kể về một thời quá khứ hào hùng, chưa từng đựọc ghi chép trong sử sách.
Do địa hình núi non cách trở, nên Văn Thụ tuy gần, nhưng lại trở nên xa xôi hẻo lánh. Điều kiện ăn ở đi lại sinh hoạt còn nhiều khó khăn , đất đai khô cằn thiếu nước, lao động vất vả quanh năm ,nhưng giá trị sản phẩm thu nhập không đáng là bao ... Hỏi về tỷ lệ hộ nghèo, Trưởng thôn Duong văn Thà ngập ngừng bấm theo đốt ngón tay: Cả thôn có 40 hộ thì 35 hộ nghèo 4 hộ cận nghèo, một hộ gọi được là khá nhưng cũng sống gần như nhau thôi, chỉ hơn mấy con bò và đàn dê.
Có lẽ sự ngăn cách bỏi con đừơng đã tạo nên khoảng cách giàu nghèo và khoảng cách giàu nghèo đã biến nơi này thành vùng đất nhạy cảm, dễ bị tổn thương truớc những luồng gió lạ trái mùa đó chính là nguyên nhân mà đội cán bộ tăng cường phải về tục trụ ở bản.
Khó khăn là thế nhưng người dân vẫn tràn đầy niềm tin tưỏng lạc quan. Những người tôi gặp như ông Sinh, anh Thà đều trầm trồ thán phục: Đảng và Nhà nước làm đựọc đừơng ô tô và kéo điện lưới lên Văn Thụ quả là một kỳ tích công phu, bà con nhân dân ai cũng vui mừng phân khởi... Nhưng Văn Thụ còn phải làm đường xe máy đi đến các xóm bản và hỗ trợ nhân dân chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, chuyển đổi cung cách làm ăn, .. mới hy vọng cuộc sống rồi sẽ đổi thay
Tiếp lời ông Sinh, anh Hào, mấy anh cán bộ tăng cường của huyện cho biết: Hiện nay cả xã đang tập trung hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới, đừơng giao thông rồi sẽ có, nhưng riêng với Văn Thụ thì nan giải nhất vẫn là làm thế nào để chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao tiêu chí thu nhập và đời sống văn hóa. Điều đó cần phải có thời gian và sự cố gắng chung tay góp sức nỗ lực không ngừng mới có thể phát triển ổn định bền vững.
Trở lại với Cây nghiến cổ thụ còn sót lại đầu làng, nhìn bộ rễ to khỏe của nó bám chắc trên lèn đá, đường kính thân cây hơn 1,5 m, chu vi 4,5 m, vuơn cao sững sững giữa nền trời xanh ...... Đồng chí cán bộ kiểm lâm tăng cường xác định: Tuổi của cây nghiến này phải hơn 2 trăm năm, giá như nó được công nhận là cây di sản văn hóa, sẽ có tác dụng góp phần giữ gìn bảo vệ, vừa tôn vinh niềm tự hào truyền thống cho bà con dân bản. Tất cả đều muốn nhờ chúng tôi chuyển lời đề nghị đến Hội Bảo vệ Thiên nhiên Môi trừòng sớm tiến hành khảo sát và làm thủ tục công nhận.
Nhìn lên bốn bề rừng núi đang dần bao phủ lại màu xanh, đung đưa theo làn gió xào xạc lùa qua thung lũng, bên cạnh cây Nghiến cổ thụ những cây Nghiến non đang vuơn lên khỏe khoắn bên triền đá núi . Tôi hy vọng có một ngày, cây Nghiến cổ thụ còn sót lại kia sẽ không còn lẻ loi đơn độc ,bởi chính sự khắc nghiệt của thiên nhiên đã nuôi dưõng tôi luyện tạo nên sức sống bền bỉ dẻo dai và niềm tin vững chắc nơi vùng đất khó./.
Lã Vinh
Lượt xem : 1821