Đây là cuộc thi ảnh vũ trụ của năm do Bảo tàng hàng hải Anh quốc tổ chức. Mời bạn hãy xem từng tấm ành, để nhận ra những điều thú vị, tuyệt vời của nó.
Ảnh 1: Tinh vân đầu ngựa của Martin Pugh (Anh)
Đám mây đen của khí, bụi và những vật liệu khác ngưng tụ để tạo thành những khối đậm đặc, cơ sở hình thành những ngôi sao và hành tinh. Những ngôi sao mới đã hình thành bên trong mây bụi có thể được ở góc dưới bên trái của bức ảnh.
Ảnh 2: Mặt trăng xanh của Michael O’Connell (Cộng hòa Ireland)
Không gian tối giúp nhìn rõ bề mặt mặt trăng là những bình địa rộng lớn với dung nham đông đặc. Bề mặt này được biết như biển của mặt trăng vì người ta tin rằng nó chứa đầy nước. Ở Ireland, thỉnh thoảng có thể quan sát được mặt trăng như trong ảnh suốt cả một ngày.
Ảnh 3: Sao Kim, sao Mộc và Mặt trăng trên sông Nepan của Vincent Miu (Australia)
Bức ảnh thể hiện những vệt dài được tái hiện trong 2 tiếng đồng hồ, đó là dấu vết của ba thiên thể đang mọc lên trong buổi hoàng hôn. Sao Kim và sao Mộc là năm trong số những hành tinh có thể được nhìn thấy bằng mắt thường trong những khoảng thời gian khác nhau của năm. Ba hành tinh khác có thể nhìn được là sao Thủy, sao Hỏa và sao Thổ.
Ảnh 4: Bụi ngân hà trong hào quang Australis của Martin Pugh (Anh)
Nổi bật trong bức ảnh là hai tinh vân phản chiếu ánh sáng xanh hay chính là những đám mây bụi phân tán ánh sáng của những ngôi sao gần đó có độ tuổi khoảng vài triệu năm. Góc trên bên phải của tấm hình là một chòm sao hình cầu già cỗi hơn với hàng ngàn ngôi sao.
Ảnh 5: Sao chồi cây sồi xanh của Nick Howes (Anh)
Hạt nhân của một sao chổi là một “hòn tuyết bẩn” có đường kính vài dặm và được làm bằng băng, đá và khí đông lạnh. Sao chổi “sồi xanh” có quỹ đạo quanh sao Hỏa và sao Mộc và cứ 7 năm một lần là có thể thấy được nhưng chỉ là một thiên thể mờ nhạt trên bầu trời.
Ảnh 6: Tinh vân Eta Carina của Thomas Davis (Mỹ)
Bức ảnh thể hiện một phần của tinh vân khổng lồ hay chính là những đám mây khí và bụi nơi một thế hệ sao mới được hình thành. Tại trung tâm của nhóm những ngôi sao trẻ sáng chói, sự nóng chảy bừng bừng của khí và bụi để hình thành nên một lỗ trống khổng lồ. Tinh vân Eta Carina trải dài trên khoảng cách từ 6.500 đến 10.000 năm ánh sáng.
Ảnh 7: Một điểm cực xa của chòm Nhân mã của Michael Sidonio (Australia)
Tất cả những ngôi sao được nhìn thấy trong ảnh đều thuộc dải Ngân hà của chúng ta, trong đó chòm Nhân mã ở trung tâm bức ảnh cách xa hàng triệu năm ánh sáng.
Ảnh 8: Cánh cung của chòm sao Thiên lang của Karl Johnston (Canada)
Cực quang được tạo ra bởi sự tương tác giữa khí quyển và những luồng phân tử từ Mặt trời được gọi là gió mặt trời. Từ trường Trái đất thu hút những phân tử này tập trung ở hai vùng cực và tạo ra những hào quang ánh sáng nhiều màu và được quan sát rõ nhất vào ban đêm.
Ảnh 9: Vô số những dấu vết sao của Ted Dobosz (Australia)
Bức ảnh tái hiện lại 30 phút những dấu vết mà những ngôi sao vẽ lên nền trời Nam cực khi Trái đất quay. Ánh sáng cam bên dưới bức ảnh được tạo bởi ánh sáng đường và những ánh sáng nhân tạo khác.