19 nhà máy
xử lý nước ở nhiều thành phố của Việt Nam sẽ được hiện đại hóa, trong khuôn khổ các dự án của Hùng Thành – theo VietnamPlus.
Liên Hiệp Quốc hứa giúp Việt Nam hơn 48 triệu USD ứng phó hạn mặn
Liên Hiệp Quốc sẽ huy động các tổ chức quốc tế hỗ trợ Việt Nam số tiền 48,5 triệu USD để ứng phó với các hiện tượng hạn hán và
xâm nhập mặn tại Việt Nam, theo sự tính toán và kêu gọi của Chính phủ Việt Nam trước đó. Đó là ý kiến của Phó Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc, ông Jan Eliasson, trong cuộc họp báo ở TP.HCM vào đầu tháng 5/2016 – theo Người Đưa Tin.
Ngoài ra, quỹ hỗ trợ trị giá khoảng 3,4 tỷ USD cũng được Liên Hiệp Quốc kêu gọi huy động nhằm giúp hơn 20 nước, trong đó có Việt Nam, ứng phó
biến đổi khí hậu. Ông Jan Eliasson đề nghị Việt Nam cần hợp tác với các nước trong khu vực để có chương trình hành động chung, đồng thời ưu tiên những hành động cụ thể để hạn chế tác động của biến đổi khí hậu.
Hưng Yên thành lập đường dây nóng tiếp nhận phản ánh về TN&MT
Căn cứ Quyết định số 931/QĐ-BTNMT ngày 15/04/2016 cuả Bộ trưởng Bộ TN&MT về việc thành lập đường dây nóng tiếp nhận thông tin phản ánh, kiến nghị về tiêu cực trong hoạt động quản lý Nhà nước về TN&MT, mới đây, Sở TN&MT Hưng Yên đã thành lập đường dây nóng để tiếp nhận những thông tin về ngành trên địa bàn tỉnh. Số điện thoại đường dây nóng 0321.3863.624 tiếp nhận phản ánh, kiến nghị về đất đai,
tài nguyên nước, khoáng sản, môi trường, khí tượng thủy văn, biến đổi khí hậu, đo đạc bản đồ, viễn thám trong giờ hành chính – theo MONRE.
Ngoài ra, Sở cũng công bố số điện thoại cá nhân của các lãnh đạo tiếp nhận thông tin, bao gồm: Ông Phạm Nam Lượng – Phó Giám đốc Sở TN&MT (0904.118.018); ông Hoàng Văn Chiến – Chánh thanh tra Sở TN&MT (0912.392.088); ông Phạm Khắc Huân – Chánh Văn phòng Sở TN&MT (0321.3863.624). Địa chỉ thư điện tử đường dây nóng: vanphong.tnhy@gmail.com.
Công bố nguyên nhân gây ra việc cá chết hàng loạt trên sông Bưởi
Ngày 17/5, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa đã có báo cáo kết quả kiểm tra mẫu nước, mẫu cá chết trên sông Bưởi. Theo đó nguyên nhân gây ra tình trạng cá chết hàng loạt trên sông Bưởi là do do các yếu tố môi trường bị
ô nhiễm nặng, không liên quan đến dịch bệnh của các loài thủy sản sinh sống trên sông Bưởi. Theo kết quả kiểm tra của các cơ quan chức năng, chỉ tiêu NH3 trên sông Bưởi đoạn qua huyện Thạch Thành vượt ngưỡng cho phép là 7,4-7,5 lần; chỉ tiêu H2S ngưỡng cho phép là 1,5-2 lần; chỉ tiêu NO2 vượt ngưỡng cho phép là 2-4 lần. Về dịch bệnh, kiểm lâm sàng trên cá, không tìm thấy dấu hiệu của bệnh truyền nhiễm. Căn cứ vào kết quả kiểm tra, ngành chức năng khẳng định cá chết trên sông Bưởi do các yếu tố môi trường bị ô nhiễm nặng – theo VietnamPlus.
Trong những ngày 13-14/5, vẫn xẩy ra tình trạng cá chết hàng loạt trên sông Bưởi mặc dù các cơ sở gây ô nhiễm môi trường trên sông Bưởi như Công ty cổ phần Mía đường Hòa Bình, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Tân Hiếu Hưng, cơ sở chăn nuôi lợn Nguyễn Ngọc Sáng đã đóng cửa, không xả thải ra sông Bưởi nhưng cá vẫn chết là do cá bị yếu dần và chết. Tổng số cá chết là sau hai đợt là hơn 18.000 kg cá nuôi, 100% cá tôm tự nhiên trên sông chết. Trước đó, 3 cơ sở gây ô nhiễm môi trường dọc sông Bưởi gồm: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Tân Hiếu Hưng (có địa chỉ tại xóm Bùi, xã Tân Mỹ, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hoà Bình) đã bị phạt với tổng số tiền hơn 1,9 tỷ đồng và đình chỉ hoạt động sản xuất 12 tháng. Công ty cổ phần Mía đường Hòa Bình (xã Tân Mỹ, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hoà Bình) bị phạt với tổng số tiền hơn 1,78 tỷ đồng và bị đình chỉ hoạt động trong 6 tháng. Cơ sở chăn nuôi lợn Nguyễn Ngọc Sáng (xã Tân Mỹ, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình), bị phạt với tổng số tiền gần 195 triệu đồng và đình chỉ hoạt động xả thải gây ô nhiễm cả cơ sở trong 3 tháng, kể từ ngày 20/5.
Việt Nam tham gia ngăn ngừa ô nhiễm do tàu gây ra
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Kế hoạch thực hiện các Phụ lục III, IV, V và VI của Công ước quốc tế về
ngăn ngừa ô nhiễm do tàu gây ra. Kế hoạch nhằm thực hiện đầy đủ, toàn diện các quy định của các Phụ lục III, IV, V và VI của Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm do tàu gây ra (Công ước MARPOL) mà Việt Nam là thành viên nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của quốc gia ven biển, quốc gia có cảng, quốc gia có tàu mang cờ quốc tịch – theo MONRE.
Theo Kế hoạch, từ năm 2016 đến năm 2020, rà soát, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về ngăn ngừa ô nhiễm môi trường do tàu gây ra và quản lý chất thải phát sinh từ tàu trong hoạt động hàng hải, hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí ngoài khơi, công tác điều tra, phát hiện vi phạm, tai nạn hàng hải để triển khai đầy đủ, toàn diện các văn bản quy phạm pháp luật, quy định của các Phụ lục III, IV, V và VI của Công ước MARPOL. Từ năm 2016 đến năm 2030, nghiên cứu cơ chế, chính sách đầu tư xây dựng, nâng cấp các hệ thống tiếp nhận chất thải tại các cảng biển theo quy định của Phụ lục IV, V và VI của Công ước MARPOL; nghiên cứu, triển khai áp dụng các trang thiết bị kiểm tra, kiểm soát chất thải phát sinh từ tàu biển.
Ontario đi đầu trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu ở Canada
Với tham vọng đưa Ontario, Canada trở thành tỉnh tiên phong trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, chính quyền tỉnh quyết định chi 7 tỷ CAD (khoảng 5,43 tỷ USD) để phát triển dòng ô tô điện và hệ thống sưởi ấm bằng nguồn nhiệt mới, thay thế cho ô tô và hệ thống sưởi chạy bằng nguyên liệu hoá thạch. Chính quyền tỉnh Ontario cho biết tỉnh sẽ loại bỏ dần việc sử dụng nguyên liệu hoá thạch như khí tự nhiên, xăng dầu trong sưởi ấm nhà và giao thông. Theo người phát ngôn của Bộ trưởng Môi trường tỉnh Ontario Glen Murray, hiện chính quyền tỉnh đang tham vấn người dân và các cơ quan hữu quan về kế hoạch này và sẽ đưa vào thực hiện từ tháng Sáu tới.
Theo kế hoạch, Ontario sẽ dành ưu đãi lớn cho chủ sở hữu nhà để xây dựng, lắp đặt hệ thống sưởi ấm bằng địa nhiệt và năng lượng Mặt trời. Đến năm 2030, tất cả các ngôi nhà mới sẽ được sưởi ấm bằng các nguồn nhiệt không sử dụng nhiên liệu hóa thạch. Hiện nay, có tới 76% hệ thống sưởi ấm nhà của tỉnh sử dụng khí đốt tự nhiên, đồng thời, tỉnh cũng sẽ dành nguồn trợ cấp khổng lồ cho phát triển xe ô tô điện và lắp đặt các trạm nạp điện. Ontario sẽ áp dụng chương trình ưu đãi người mua ô tô điện (giảm 14.000 CAD khi mua xe mới), loại bỏ các loại thuế và cung cấp sạc điện miễn phí… nhằm đạt được mục tiêu nâng số ô tô điện lên 12% tổng số xe bán ra vào năm 2025, tăng mạnh so với con số 0,16% hiện nay – theo P/v TTXVN tại Ottawa.