Vietnamese English
5 thành phố đi đầu trong chống ô nhiễm không khí trên thế giới

9/10/2021 7:19:00 AM

Từ thiết lập các vùng có mức khí thải cực thấp cho tới cấm xe hơi, đó là những gì mà nhiều thành phố đang triển khai các bước đi sáng tạo nhằm làm sạch không khí.

 
 


Xe đạp ngày càng được người dân Paris sử dụng phổ biến. Ảnh: Cyclist.co


Trên khắp thế giới, có đến 90% dân số hít thở
không khí với chất lượng được cho là nguy hại tiềm ẩn theo tiêu chí mà Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa ra. Mỗi năm trung bình có khoảng 7 triệu người tử vong sớm có liên quan đến ô nhiễm không khí, với các căn bệnh về đột quỵ, tim mạch, ung thư phổi. Nhiều chất gây ô nhiễm như carbon dioxide cũng chứa khí nhà kính vốn là nguyên nhân gây biến đổi khí hậu.

Đó là một trong những lý do khiến các
thành phố trên thế giới cần phải cải thiện chất lượng không khí. Từ thiết lập các vùng có mức khí thải cực thấp cho tới cấm xe hơi. Dưới đây là năm thành phố đang đi tiên phong trong làm sạch không khí.

1. Paris, Pháp: Thủ đô của nướ Pháp đã ban hành quy định cấm các phương tiện gây ô nhiễm ra vào trung tâm thành phố, cấm xe hơi chạy quanh bờ sông Seine, nhường không gian cho
cây xanh và người đi bộ.

Những biện pháp mới giúp giảm một lượng lớn
khí carbon dioxide và nhất là nitrogen dioxide, một chất gây ô nhiễm phát ra từ khí thải xe hơi và cũng là nguyên nhân tiềm tàng gây các bệnh về hô hấp. Hiện tại, Thị trưởng Anne Hidalgo đang hướng đến mục tiêu biến Paris thành “thành phố có thể đi bộ được”, với điểm nhấn người dân có thể thỏa mãn nhu cầu đi lại đến các điểm chỉ 15 phút đi bộ kết hợp với phương tiện giao thông công cộng.

“Chất lượng không khí tại Paris đã được cải thiện nhiều”, Karine Leger, Giám đốc Airparif, một tổ chức chuyên về giám sát chất lượng không khí, đánh giá. Theo ông, có mối liên hệ giữa COVID-19 với ô nhiễm không khí; vì vậy nâng cao chất lượng không khí sẽ là điểm trung tâm trong chiến dịch của Paris về thu hút du lịch và các hoạt động kinh tế trong những năm tới.


2. Seoul, Hàn Quốc: Hàn Quốc đã tạo được tiếng vang lớn khi triển khai chiến dịch chống ô nhiễm không khí hiệu quả. Những robot tự động được trang bị mạng 5G được triển khai tại các tổ hợp công nghiệp, giám sát chất lượng không khí. Hệ thống giám sát vệ tinh cũng cung cấp cho công chúng chỉ số chất lượng không khí theo thời gian thực.

Chính quyền Seoul cũng đã công bố kế hoạch về tạo ra “rừng trong phố”, trồng cây xanh dọc theo bờ sông và những cung đường để dẫn không khí vào trung tâm thành phố. “Rừng cây” này có nhiệm vụ hấp thủ các hạt bụi mịn gây hại và giúp giảm bức xạ nhiệt cho thành phố. Giới chức thủ đô kỳ vọng sẽ tăng lượng phủ cây xanh thêm 30% vào năm 2030, đi cùng đó là triển khai có hiệu quả các mô hình vận tải bền vững, như đi bộ, đạp xe kết hợp sử dụng các phương tiện công cộng, bảo đảm số này đáp ứng 80% nhu cầu đi lại.

3. New York, Mỹ: New York đang chuyển mình theo xu hướng xanh hóa. Để cải thiện chất lượng không khí, cựu Thị trưởng Andrew Cuomo đề ra kế hoạch chi 1,4 tỉ USD cho các dự án năng lượng tái tạo, nhất nhà điện gió và điện mặt trời, cung ứng điện năng cho 430.000 hộ gia đình.

Đây là mức cam kết lớn nhất đối với năng lượng tái tạo xét trên quy mô bang tại Mỹ. Dự án sẽ đưa vào sử dụng trong năm 2022, giúp giảm 1,6 triệu  tấn khí thải carbon, tương đương với hoạt động của 340.000 xe ô tô.

New York cũng là thành phố đi tiên phong trong đánh thuế tắc đường tại Mỹ, với phạm vi áp dụng được quy định tại quận Manhattan trung tâm. Xe ô tô đi vào các điểm nằm trong diện hạn chế sẽ chịu mức phí 10-15 USD cho mỗi lần ra vào ở giờ cao điểm. Số tiền thu được từ thuế tắc đường này sẽ được tái đầu tư cho hệ thống giao thông công cộng.


4. Bogota, Colombia: Khi áp đặt lệnh phong tỏa, Bogota cũng như nhiều thành phố khác trên thế giới ngưỡng ô nhiễm không khí giảm đáng kể. Trên đà khích lệ này, chính quyền thủ đô Bogota đề ra một loạt những sáng kiến mới nhằm làm sạch bền vững khu vực vận tải – nhân tố được thị trưởng Mayor Claudia López cho rằng chiếm 70% ô nhiễm không khí ở Bogota.

Thủ đô Bogota lên kế hoạch áp tiêu chuẩn khí thải nghiêm ngặt đối với xe tải và cá loại xe gây ô nhiễm lớn, phát triển hệ thống tàu điện metro có năng lực chuyên chở 8 triệu hành khách và bổ sung thêm 60 km đường giành riêng cho người đi xe đạp hiện đang là 550 km trong thành phố.

5. Accra, Ghana: Accra là thành phố đầu tiên ở châu Phi gia nhập chiến dịch BreatheLife (Hơi thở cuộc sống), một sáng kiến do WHO, Chương trình Môi trường Liên hợp quốc, Ngân hàng Thế giới (WB) và Liên minh khí hậu, không khí sạch đồng bảo trợ với mục tiêu huy động mọi nỗ lực chống ô nhiễm không khí.

Thủ đô của Ghana cũng tham gia vào chương trình thí điểm của Sáng kiến Sức khỏe Đô thị thuộc WHO. Điểm nhấn là chuyển đổi việc nấu nướng bằng than sang các thiết bị điện, gấ để bảo vệ bà mẹ, trẻ em. Theo Thị trưởng Mohammed Adjei Sowah, đã đến lúc phải thức tỉnh mọi người dân cùng hành động, phải coi ô nhiễm không khí là vấn đề lớn, phải tạo được môi trường thảo luận sôi động về vấn nạn này.

(Theo Baotintuc)

Lượt xem : 1715