VietnamPlus cho biết trải qua quá trình lựa chọn, đánh giá đối với hơn 300 ý tưởng dự án đăng ký tham gia, Bộ Khoa học và Công nghệ kết hợp với các chuyên gia độc lập của WorldBank đã lựa chọn ra 19 doanh nghiệp có ý tưởng xuất sắc, chứng minh được tác động tích cực của công nghệ đối với
tăng trưởng xanh và xây dựng nền kinh tế cacbon thấp ở Việt Nam để nhận được tài trợ trong đợt này. Mục tiêu của VCIC trong 3 năm đầu hoạt động sẽ hỗ trợ 48 doanh nghiệp địa phương tiếp cận với đổi mới sáng tạo và công nghệ sạch, giúp cung cấp sản phẩm, dịch vụ tới 1.700 hộ gia đình.
Hà Nội có thể nóng 40 độ C
Ghi nhận của cơ quan khí tượng cho thấy, lúc 13h00 ngày 14/6, trừ một số tỉnh phía Tây Bắc Bộ, còn lại phần lớn miền Bắc và miền Trung đều
nắng nóng gay gắt với mức nhiệt 36-38 độ C. Trừ trạm đo Hoài Đức xấp xỉ 37 độ C, còn lại các trạm Hà Đông, Ba Vì, Láng, Sơn Tây đều trong ngưỡng 37,7-38,5 độ C. Đây là mức nhiệt đo trong lều khí tượng, có mái che, nhiệt độ thực tế ngoài trời phải cao hơn 2-4 độ C. Cơ quan khí tượng dự báo khoảng 14-15h hôm nay nhiệt độ thủ đô có thể lên 40 độ C. "Đây có thể là mức nhiệt cao nhất được ghi nhận từ đầu năm đến nay", chuyên gia khí tượng nhận định. Về đêm, nhiệt độ vẫn trên 30 độ C.
Đợt nắng nóng này được đánh giá mạnh hơn lần trước khi chiều và đêm
nhiệt độ vẫn ở mức cao. 22h00 đêm qua, Hà Nội vẫn nóng 33 độ C. Mức nhiệt trên 35 độ C duy trì suốt hơn 10 tiếng khiến nhiều người dân cảm thấy ngột ngạt. Dự báo, nắng nóng kéo dài ở Bắc Bộ đến hết 15/5. Sau đó khối không khí lạnh nhỏ sẽ tác động và gây mưa, giúp miền Bắc giảm nhiệt. Trong khi đó, nắng nóng ở miền Trung sẽ thu hẹp dần và giảm sau ngày 16/6 – theo VnExpress.
Đánh giá tác động môi trường của phóng xạ từ nhà máy điện hạt nhân
TS Nguyễn Tuấn Khải - Phó Viện trưởng Viện KH&KTHN vừa hoàn thành đề tài "Nghiên cứu đánh giá tác động của
môi trường của phóng xạ phát ra từ nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 trong điều kiện hoạt động bình thường và khi xảy ra sự cố theo các cấp độ khác nhau". Đây là đề tài thuộc chương trình khoa học và công nghệ cấp nhà nước giai đoạn 2011-2015 Nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ năng lượng (KC-05) do TS. Nguyễn Tuấn Khải làm chủ nhiệm và Viện Khoa học kỹ thuật hạt nhân là cơ quan chủ trì.
Theo Khoa học & Phát triển, đề tài về cơ bản đã hoàn thành các nội dung nghiên cứu, bao gồm đánh giá số hạng nguồn phóng xạ, xây dựng bản đồ phân bố hoạt độ và liều bức xạ, đánh giá tác động môi trường gây bởi sự
phát thải chất phóng xạ từ Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 trong điều kiện làm việc bình thường, cũng như trong một số kịch bản tai nạn theo các cấp độ của thang sự cố/tai nạn hạt nhân quốc tế (INES) trong phạm vi bán kính 80 km từ vị trí nhà máy (phát tán phóng xạ tầm gần) dựa trên các tiêu chuẩn đánh giá của Cơ quan Pháp quy hạt nhân Hoa Kỳ (USNRC).
Singapore tiêu hủy lượng ngà voi buôn lậu trị giá 9 triệu USD
Cơ quan Thú y và thực phẩm nông nghiệp Singapore (AVA) ngày 13/6 cho biết vừa thực hiện tiêu hủy 7,9 tấn ngà voi trị giá trên 9 triệu USD. Đây là số lượng ngà voi bị chính quyền nước này thu giữ kể từ tháng 1/2014 đến nay và lần đầu tiên được tiến hành tiêu hủy. Theo các cơ quan chức năng của Singapore, việc vận chuyển các lô hàng bất hợp pháp liên quan đến
động vật hoang dã qua nước này có dấu hiệu tăng trở lại vào tháng 5/2015, khi số lượng ngà voi lớn nhất và có giá trị nhất từ trước đến nay bị thu giữ khi đang trên đường từ Kenya đến Việt Nam, với 1.783 ngà voi có trọng lượng khoảng 4,6 tấn và trị giá gần 6 triệu USD (tương đương 8 triệu SGD).
Theo quy định của luật pháp Singapore, việc xuất-nhập khẩu và tái xuất khẩu mẫu vật theo danh mục đã được liệt kê mà không có giấy phép của AVA đều bị coi là hành vi phạm tội và sẽ bị phạt tiền lên tới 50.000 SGD (37.000 USD) cho mỗi mẫu vật, với tổng giá trị hàng hóa không vượt quá 500.000 SGD (370.000 USD) và/hoặc bị phạt tù tới 2 năm. Các hình phạt này cũng áp dụng tương tự đối với việc vận chuyển quá cảnh – theo Vietnamplus.
Đoán dịch bệnh dựa trên thay đổi khí hậu
Các nhà khoa học Anh cho biết họ đã phát triển một mô hình có thể dự đoán dịch bệnh lây từ động vật sang người như Ebola và Zika dựa vào sự biến đổi của khí hậu. Nhóm nghiên cứu mô tả mô hình của họ là "một cải tiến lớn trong hiểu biết của chúng ta về sự lây lan của các căn
bệnh từ động vật sang người". Reuters dẫn lời các nhà nghiên cứu cho biết mô hình có thể giúp chính phủ các nước chuẩn bị và ứng phó với dịch bệnh và tránh các yếu tố nguy hiểm tiềm năng khi hoạch định các chính sách ảnh hưởng đến môi trường – theo Tuổi Trẻ.
Khoảng 60-75% các bệnh truyền nhiễm mới nổi thuộc loại "bệnh truyền từ động vật sang". Dơi đặc biệt là loài có thể mang trên mình nhiều virút có khả năng lây nhiễm từ động vật sang người. Ebola và Zika cũng bắt nguồn từ động vật hoang dã trong khi nhiều bệnh khác như sốt Rift Valley và sốt Lassa đã ảnh hưởng đến hàng ngàn người và được dự đoán sẽ lan rộng nếu các yếu tố môi trường thay đổi. Nghiên cứu công bố trên tạp chí Phương pháp tiến hóa và sinh thái, đã kiểm tra mô hình đối với bệnh Lassan và cho thấy số người nhiễm bệnh này sẽ tăng gấp đôi từ 195.000 người hiện nay lên 406.000 người vào năm 2070 do biến đổi khí hậu và
dân số ngày càng tăng.