10 tỉnh được phân bổ gồm: Hà Giang 9.500 triệu đồng; Bắc Kạn 6.460 triệu đồng; Phú Thọ 3.000 triệu đồng; Lạng Sơn 31.112 triệu đồng; Thanh Hóa 23.143 triệu đồng; Nghệ An 15.170 triệu đồng; Quảng Trị 6.000 triệu đồng; Gia Lai 11.000 triệu đồng; Kon Tum 3.500 triệu đồng. Số kinh phí còn lại (19.507 triệu đồng) Bộ Tài chính chuyển vào dự phòng ngân sách Trung ương.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và
Môi trường chịu trách nhiệm trong việc rà soát, thẩm định thủ tục, hồ sơ và tính chính xác của nội dung, số liệu báo cáo. Việc quản lý, sử dụng, thanh quyết toán số kinh phí được phân bổ thực hiện theo đúng quy định hiện hành – theo Chinphu.
3504 vụ vi phạm quy định bảo vệ môi trường
Báo cáo về tình hình
bảo vệ môi trường và phòng chống cháy nổ , Tổng cục Thống kê cho biết, trong tháng 3/2016, cơ quan chức năng đã phát hiện 670 vụ vi phạm quy định về bảo đảm vệ sinh môi trường, trong đó xử lý 230 vụ với tổng số tiền phạt là hơn 9,7 tỷ đồng.
Tính chung 3 tháng đầu năm đã phát hiện 3504 vụ vi phạm quy định về bảo vệ môi trường trên địa bàn cả nước, trong đó xử lý 1286 vụ với tổng số tiền phạt gần 350 tỷ đồng – theo Tổ Quốc.
Hà Nội giám sát bỏ phương tiện, thiết bị dùng nhiều năng lượng
Theo Sở Công Thương Hà Nội, Sở đang phối hợp với cơ quan liên ngành tăng cường kiểm soát các dự án đầu tư sử dụng nhiều năng lượng,
tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn thành phố. Theo đó, Sở Công Thương cùng với các sở, ban, ngành, Ủy ban Nhân dân các quận, huyện, thị xã liên quan thực hiện hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc loại bỏ các phương tiện, thiết bị sử dụng nhiều năng lượng và các tổ máy phát điện hiệu suất thấp không được xây mới; xem xét bổ sung những sản phẩm công nghiệp và công nghệ sản xuất lạc hậu cần phải loại bỏ, không còn phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế-xã hội.
TTXVN cho biết hiện nay, Hà Nội có hơn 400 cơ sở công nghiệp đang hoạt động, trong đó có 147 cơ sở có tiềm năng thải các chất gây ô nhiễm môi trường
không khí. Các khí độc hại sinh ra từ các nhà máy, xí nghiệp chủ yếu do quá trình chuyển hóa năng lượng (tiêu thụ than và xăng dầu các loại trong khi nhiên liệu chứa nhiều tạp chất không tốt đối với môi trường). Cụ thể là hàm lượng Benzen trong xăng quá cao (5% so với tiêu chuẩn cho phép là 1%), hàm lượng lưu huỳnh trong Diezen rất cao từ 0,5 -1% so với tiêu chuẩn cho phép là 0,005%, lượng than tiêu thụ hàng năm trung bình là 250.000 tấn, xăng dầu là 230.000 tấn đã thải ra môi trường một lượng lớn bụi, khí CO, SO2 và NO2 gây tác động xấu đến chất lượng không khí. Để tiết kiệm và bảo vệ môi trường, Hà Nội sẽ quản lý chặt chẽ việc đầu tư phát triển vật liệu xây dựng, rà soát Quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng trên địa bàn thành phố cho phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.
Các hiệp định thương mại lớn đe dọa cuộc chiến chống biến đổi khí hậu
Theo tổ chức về môi trường Sierra Club, các quyền hợp pháp mà các tập đoàn trên toàn cầu có được theo các hiệp định thương mại xuyên Thái Bình Dương và Đại Tây Dương có thể xói mòn những nỗ lực chống
biến đổi khí hậu. Sierra Club cho rằng hai hiệp định được Mỹ thúc đẩy sẽ cho phép các nhà đầu tư nước ngoài thông qua tòa án phản đối các chính sách công được đề ra với mục đích hạn chế việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch.
Theo VietnamPlus, trong một báo cáo mới, tổ chức này cho biết 45 trong số 50 tập đoàn tư nhân từ trước tới nay phải chịu trách nhiệm cho việc thải khí gây ô nhiễm môi trường nhất sẽ có quyền phản đối các chính sách về môi trường, nếu hai hiệp định trên được thực thi. Báo cáo nhằm vào vấn đề giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư và chính phủ (ISDS), một trong những điều khoản gây tranh cãi nhất trong Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã được ký kết và Hiệp định Đối tác Thương mại và Đầu tư xuyên Đại Tây Dương (TTIP) giữa Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) đang trong quá trình đàm phán.
Có phải khủng long tuyệt chủng vì khí thải carbon?
Nhóm nghiên cứu do Richard Zeebe, trường ĐH Hawaii tại Manoa (Mỹ) đứng đầu, đã nhận thấy lượng khí carbon đậm đặc trong kỷ Paleogene cách đây 56 triệu năm, chất Eocene nóng lên tối đa khi siêu lục địa Pangea tách ra. Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy bằng chứng địa chất để so sánh mức khí CO2 hiện nay với chất lắng thu thập được tại bờ biển bang New Jersey (Mỹ) để ước lượng lại số liệu đồng vị carbon-13 và oxy-18. Từ đó, họ xác định lượng khí carbon đậm đặc trong khí quyển và ảnh hưởng của nó đối với
nhiệt độ toàn cầu.
Phát hiện này rất quan trọng, bởi các nhà khoa học cho rằng biến đổi khí hậu hiện nay giống với cách đây 56 triệu năm, là nguyên nhân làm nhiều loài khủng long tuyệt chủng. Sau đó, nhà khoa học Richard Zeebe và các đồng nghiệp đã dùng những dữ liệu họ có được để tính toán ra tỷ lệ lượng khí carbon thải ra hàng năm cách đây 56 triệu năm là 0,6 và 1,1 tỷ tấn/năm. So với tỷ lệ lượng khí carbon thải ra hàng năm hiện nay là 10 tấn/năm (con số này vẫn đang tăng lên), chúng ta có thể thấy sự trầm trọng của vấn đề. Có lẽ khủng long bị chết hàng loạt dẫn đến tuyệt chủng do khí thải carbon, ô nhiễm môi trường – theo Trí Thức Trẻ.