Chương trình “1 đổi 1 vì môi trường”, hướng đến việc tuyên truyền nâng cao nhận thức của người nông dân địa phương về vấn đề bảo vệ môi trường qua những việc làm nhỏ nhưng có tính thiết thực cao.
PAN đã kêu gọi bà con nông dân trên địa bàn thu gom bao bì, vỏ thuốc trừ sâu, hóa chất trong chăn nuôi, trồng trọt mang đến địa điểm chương trình của công ty để đổi lấy hạt giống cây trồng, các vật phẩm liên quan trồng trọt, cày cấy, cũng như sản phẩm bảo hộ lao động trong quá trình sử dụng các hóa chất. Các sản phẩm thu gom sẽ được PAN và các công ty con, phối hợp với các cơ quan hữu quan đưa đi tiêu hủy đúng quy trình, đảm bảo không phát thải, rò rỉ các chất ô nhiễm độc hại ra
môi trường. Các sản phẩm đổi lần này của chương trình bao gồm các loại giống tốt của các công ty tham gia chương trình như: giống ……và các đồ dùng bảo hộ lao động như găng tay, mặt nạ phòng độc, ủng, kính bảo vệ…để người nông dân có thể sử dụng an toàn trong các mùa vụ cần sử dụng tới các hóa chất buộc phải sử dụng trong quá trình trồng trọt.
Việt Nam sẽ góp 1 triệu USD vào Quỹ Khí hậu xanh thế giới
TTXVN đưa tin tại buổi họp báo công bố kết quả “Hội nghị và hoạt động của Việt Nam tại COP21” do Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức chiều 16/12, tại Hà Nội, ông Phạm Văn Tấn - Phó cục trưởng Cục khí tượng Thủy văn và biến đổi khí hậu, Phó trưởng đoàn đàm phán về biến đổi khí hậu cho biết, Việt Nam sẽ góp 1 triệu USD vào Quỹ
Khí hậu xanh thế giới giai đoạn 2016- 2020. Trong khuôn khổ COP21, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đưa ra cam kết “Việt Nam sẽ thực hiện giảm phát thải so với kịch bản cơ sở là 8% lượng phát thải khí nhà kính vào năm 2030 và có thể giảm đến 25% nếu nhận được hỗ trợ hiệu quả từ cộng đồng quốc tế.”
Thỏa thuận Paris được thông qua tại COP21 đã đưa ra được nhiều thỏa thuận quan trọng. Ngoài việc đặt ra mức tăng nhiệt độ của trái đất đến năm 2100 thấp hơn đáng kể so với ngưỡng 2 độ C và cố gắng tiến tới ngưỡng thấp hơn 1,5 độ C; Thỏa thuận còn đề ra cơ chế để mỗi nước tự nguyện rà soát. Tham gia COP21, thêm một lần nữa, Việt Nam khẳng định quyết tâm cùng cộng đồng thế giới ứng phó với thách thức biến đổi khí hậu, đồng thời thể hiện những quan điểm về tính công bằng, trách nhiệm trong "cuộc chiến" chống thảm họa thiên tai này.
Chương trình “Thợ xanh thành phố 2015”
Cuộc đua thực tế Thợ xanh thành phố 2015 sẽ chính thức được diễn ra vào ngày 20/12/2015. Địa điểm khai mạc dự kiến:Công viên Nghĩa Đô (cổng Nguyễn Văn Huyên). Đây là sự kiện thường niên lớn nhất của Câu lạc bộ Go Green – Hành trình xanh. Với sự góp mặt của 5 đội chơi đến từ các trường Đại học khác nhau trên địa bàn thành phố Hà Nội: Big HERO 6, FAbulous, SUPERgirls, Cây Chanh, Mầm Xanh;City Greeners 2015 hứa hẹn sẽ mang tới những gam màu mới mẻ, trẻ trung và cuốn hút chưa từng có từ trước đến nay.
Mỗi đội gồm 6 thành viên sẽ dichuyển vòng quanh Hà Nội bằng xe đạp, vượt qua chuỗi các thử thách xoay quanh các vấn đề liên quan đến chủ đề “Hồi xanh Trái đất” của Ban tổ chức. Từng thành viên trong các đội chơi sẽ trở thànhngười thợ làm xanh thành phố bằngcác hành động thiết thực của mình, bên cạnh đó là lan tỏa tình yêu Trái đất tới những người xung quanh.
Nhiệt độ tại Bắc Cực tăng thêm 3 độ C trong hơn 100 năm qua
Hiện tượng
biến đổi khí hậu đang đẩy nhiệt độ ở Bắc Cực lên mức cao nhất trong 115 năm qua, khiến lượng băng tại đây tan nhanh hơn dự kiến. Đó là cảnh báo của Cơ quan Đại dương và Khí quyển quốc gia của Mỹ (NOAA) đưa ra trong báo cáo khoa học hàng năm công bố ngày 15/12. Theo báo cáo trên, trong giai đoạn từ tháng 10/2014 đến tháng 9/2015, nền nhiệt ở Bắc Cực cao hơn 1,3 độ C so với mức nhiệt trung bình, lên mức cao nhất kể từ khi các dữ liệu được thu thập vào năm 1900. Tính từ đầu thế kỷ 20 đến nay, nhiệt độ tại Bắc Cực đã tăng 3 độ C – theo TTXVN.
Theo các nhà khoa học, thời điểm diện tích băng bao phủ nhiều nhất rơi vào ngày 25/2/2015, sớm hơn khoảng 2 tuần so với mức trung bình, và là diện tính băng bao phủ thấp nhất kể từ năm 1979. Trong khi đó, diện tích băng bao phủ ít nhất đo được là vào ngày 11/9/2015, ở mức thấp hơn 29% so với mức trung bình và là mức thấp thứ 4 kể từ năm 1979. Tính trung bình, mỗi thập kỷ, diện tích băng bao phủ thấp nhất ở Bắc Cực đã giảm 13,4% so với giai đoạn 1981-2010. Diện tích tuyết bao phủ Bắc Cực cũng đang giảm với tốc độ 18% mỗi thập kỷ kể từ năm 1979. Hiện tượng băng tan nhanh xảy ra mạnh mẽ nhất ở Greenland, với hơn 50% diện tích băng tan chảy từ năm 2012 đến nay.
Mỗi ngày có 500 trẻ em ở sa mạc Sahara chết do thiếu nước sạch
Theo báo cáo công bố ngày 15/12 của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), khoảng 180.000 trẻ em dưới 5 tuổi chết mỗi năm, tương đương 500 trẻ mỗi ngày, tại khu vực miền Nam sa mạc Sahara châu Phi do các bệnh tiêu chảy liên quan đến thiếu
nước và vệ sinh môi trường. Hiện gần một nửa dân số thế giới không được tiếp cận với nguồn nước sạch nằm ở khu vực miền Nam sa mạc Sahara châu Phi và khoảng 700 triệu người trong khu vực này sống trong điều kiện thiếu vệ sinh.
Trong khi số dân khu vực này đã tăng gần gấp đôi trong 25 năm qua, thì điều kiện vệ sinh chỉ tăng 6% và
nước sạch chỉ tăng 20%. Liên hợp quốc ước tính những thiệt hại kinh tế toàn cầu do thiếu nước và vệ sinh môi trường lên đến 260 tỷ USD mỗi năm, trong đó khu vực Nam sa mạc Sahara châu Phi bị ảnh hưởng nặng nề nhất, ngoài ra khu vực Tây và Trung Phi cũng trong hoàn cảnh tương tự - theo TTXVN.
Cuba mất 1/3 diện tích thu hoạch lúa do khô hạn kéo dài
Theo phóng viên TTXVN tại La Habana, tình trạng khô hạn kéo dài và trên diện rộng khiến Cuba không thể thu hoạch 87.000ha trồng lúa, tương đương 1/3 diện tích trồng loại cây lương thực này trên cả nước. Ông Lázaro Díaz Rodríguez, Tổng Giám đốc Tập đoàn Cây có hạt, thuộc Bộ Nông nghiệp Cuba, cho biết trong tổng số 252.000ha lúa được gieo trồng trên cả nước, Cuba chỉ tiến hành thu hoạch được tại 165.000ha – TTXVN cho biết.
Theo thống kê chính thức của chính phủ Cuba, đảo quốc Caribe này đã trải qua giai đoạn 9 tháng ít mưa nhất kể từ năm 1901, với mật độ trên toàn quốc chỉ đạt 613mm. Tổng số 242 hồ chứa nước lớn do Viện Tài nguyên nước quốc gia quản lý chỉ đạt mức trữ nước trung bình 36% và 25 hồ trong số này đã từng rơi vào tình trạng khô kiệt hoàn toàn. Hiện tại, chương trình trồng lúa quốc gia của Cuba được triển khai tại 12/15 tỉnh thành của cả nước, với sự tham gia của 18.000 nông dân và công nhân nông nghiệp.
WB phê chuẩn khoản vay 1,5 tỷ USD cho chiến dịch làm sạch Ấn Độ
Ngân hàng Thế giới (WB) đã phê chuẩn khoản vay trị giá 1,5 tỷ USD cho chiến dịch đầy tham vọng làm sạch Ấn Độ nhằm hỗ trợ nỗ lực của New Delhi trong việc cải thiện điều kiện vệ sinh cho người dân ở vùng nông thôn nước này vào năm 2019. WB cho biết Bộ Nước uống và vệ sinh Ấn Độ sẽ đóng vai trò giám sát và điều phối chương trình này, đồng thời hỗ trợ các bang tham gia. Bên cạnh đó, WB sẽ cung cấp gói hỗ trợ kỹ thuật trị giá 25 triệu USD để xây dựng năng lực của một số chính quyền bang được lựa chọn trong việc thực hiện các chương trình thay đổi hành vi của cộng đồng hướng vào các chuẩn mực xã hội, giúp đảm bảo ngày càng nhiều hộ gia đình ở nông thôn sử dụng nhà vệ sinh.
Giám đốc WB tại Ấn Độ Onno Ruhl cho biết trung bình 1 trong 10 ca tử vong ở Ấn Độ liên quan tới điều kiện vệ sinh kém và các nghiên cứu cho thấy những hộ gia đình có thu nhập thấp thì điều kiện vệ sinh rất kém. Theo số liệu thống kê của WB, trong số 2,4 tỷ người chưa được hưởng điều kiện vệ sinh sạch trên toàn cầu, có hơn 750 triệu người ở Ấn Độ và 80% trong số này sống ở các khu vực nông thôn. Hơn 500 triệu người dân nông thôn ở Ấn Độ vẫn có thói quen vệ sinh thẳng ra môi trường – theo TTXVN.