Đây là quần thể cây gỗ quý Pơmu “độc nhất vô nhị” ở Quảng Nam nói riêng và Việt Nam nói chung.
Những cây Pơmu cổ thụ, sừng sững đâm thẳng như chạm đến trời xanh.

Theo số liệu điều tra khảo sát của lực lượng Kiểm lâm tỉnh Quảng Nam, quần thể Pơmu phân bố trên diện tích 240ha gồm các khoảnh 4, 5, 6 thuộc tiểu khu 94; khoảnh 7 tiểu khu 97 và khoảnh 5 thuộc tiểu khu 101, tổng số cây Pơmu đo đếm được là 1.366 cây, trong đó số cây có đường kính đo ở vị trí 1,3 m  từ 10cm trở lên là 1.243 cây, số cây có đường kính dưới 10cm (cây tái sinh) là 123 cây. Cây lớn nhất có chu vi 7,52m.

Các đại biểu cắt băng khánh thành bia công nhận Cây di sản Pơmu.

Ông Bling Mia, Chủ tịch UBND huyện Tây Giang, cho biết quần thể cây Pơmu này gắn liền với văn hóa và đời sống của người Cơ tu. Theo truyền thống của người Cơtu, những cây to trong rừng, hoặc là chỗ trú ngụ của thần linh, hoặc là nơi linh hồn người chết trú ẩn.

Bia công nhận Cây di sản Việt Nam cho quần thể cây Pơmu Tây Giang.

Việc chặt cây làm nhà phải có sự đồng ý của bản làng, phải làm lễ cúng để xin chặt cây. Người làng khác cũng không được xâm phạm phần đất, phần rừng của nhau theo ranh giới đã quy ước.

Với quan niệm đó, đồng bào Cơ tu tại huyện Tây Giang luôn quý trọng, gìn giữ và xem quần thể cây Pơmu này như chốn rừng thiêng.